Người phụ nữ da màu đam mê nghiên cứu vũ trụ

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhà khoa học vũ trụ, Tiến sĩ Maggie Anderin-Pocock đến từ Trung tâm Khoa học và Cung thiên văn học Winchester ở Anh đã được công nhận có những thành tựu trong việc giúp các cô gái trẻ tiếp cận vũ trụ và khoa học vũ trụ. Bà từng đóng góp công sức vào dự án nghiên cứu và phát triển kính viễn vọng không gian hiện đại James Webb.

Aderin-Pocock sinh ra ở London vào ngày 9/3/1968, bà có cha mẹ là người Nigeria. Thời thơ ấu, Aderin-Pocock đã phải chuyển tới 13 trường học. Sau này bà mới biết nguyên nhân là do bà bị mắc chứng khó đọc ngay khi còn nhỏ. Mặc dù vậy, bà cho biết chính giấc mơ được du hành vũ trụ đã tạo ra động lực để bà vượt qua thời khắc khó khăn ấy.

Aderin-Pocock học tại Đại học Imperial College London, tốt nghiệp bằng Cử nhân Vật lý năm 1990 và tiếp tục hoàn thành bằng tiến sĩ về kỹ thuật cơ khí vào năm 1994. Các nghiên cứu của bà tập trung vào việc phát triển những kỹ thuật mới nhằm giúp chụp ảnh các cấu trúc tàu vũ trụ mà sau này bà đã áp dụng để thiết kế kính viễn vọng không gian.

Bà luôn tâm niệm rằng: "Đừng nên tự hủy hoại mình chỉ vì một chút khiếm khuyết".

Tiến sĩ Aderin-Pocock đã làm việc vài năm trong ngành hàng không vũ trụ, bà phụ trách thiết kế các công cụ và hệ thống cho nhiều sứ mệnh không gian khác nhau. Sau đó, nữ Tiến sĩ chuyển sang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông khoa học. Bà đã sử dụng chuyên môn của mình về khoa học vũ trụ để truyền cảm hứng và thu hút những người trẻ tuổi đặc biệt là các nữ sinh đam mê lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).

Người phụ nữ da màu đam mê nghiên cứu vũ trụ - ảnh 1
Tiến sĩ Maggie Aderin-Pocock đã truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh đam mê STEM. Ảnh: Theguardian

Ngày nay, Tiến sĩ Aderin-Pocock được biết đến nhiều nhất với tư cách là người dẫn các chương trình tài liệu khoa học trên truyền hình. Bà đã xuất hiện ở nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng về khoa học vũ trụ như: “Bầu trời vào ban đêm”, “Chân trời” và “Trực tiếp ngắm sao”. Tiến sĩ Aderin-Pocock cũng đã viết một số cuốn sách khoa học phổ biến cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm “Bầu trời vào ban đêm: Cách đọc hệ mặt trời”.

Từng là Chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Anh, bà Aderin-Pocock đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho công việc của mình trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông khoa học. Năm 2009, bà được trao giải MBE (một giải thưởng cao quý do Nữ hoàng Anh phong tặng hàng năm) vì những đóng góp cho khoa học và giáo dục. Năm 2013, bà được vinh danh là một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất Vương quốc Anh trong chương trình Giờ Phụ nữ của BBC. Và vào năm 2020, nữ tiến sĩ được bầu làm Ủy viên của Hiệp hội Hoàng gia, tổ chức khoa học uy tín nhất của Vương quốc Anh.

Ngoài công việc của mình trong lĩnh vực khoa học và truyền thông khoa học, Tiến sĩ Aderin-Pocock còn là người ủng hộ mạnh mẽ cho sự đa dạng và hòa nhập của nữ giới đối với lĩnh vực STEM. Bà đã công khai nói về những trải nghiệm của bản thân với tư cách là một phụ nữ da màu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, vốn được thống trị bởi nam giới da trắng.

Bà luôn nỗ lực làm việc chăm chỉ để khẳng định một chân lý rằng "phụ nữ có thể làm được mọi thứ". Những đóng góp của bà trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, đặc biệt là việc giúp chế tạo James Webb - kính viễn vọng mạnh nhất từng được phóng vào không gian đã trở thành nguồn cảm hứng khuyến khích nhiều thanh niên có xuất thân đa dạng xem xét sự nghiệp trong lĩnh vực STEM, đặc biệt là các nữ sinh và nữ sinh da màu. 

Ngoài ra, bà còn mở thêm các lớp học từ thiện giúp trẻ em gái da màu nhập cư có niềm đam mê với STEM được tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình. Bà tin rằng việc thay đổi các khuôn mẫu về các nhà khoa học nữ sẽ giúp thế hệ trẻ trở nên tự tin hơn và dám phá bỏ những định kiến. Nữ Tiến sĩ nhấn mạnh: “Tôi đã cố gắng bước ra khỏi những định kiến về phụ nữ da màu và chứng minh cho mọi người, đặc biệt là cho những đứa trẻ da màu thấy rằng việc trở thành một nhà khoa học không phải là một điều kỳ quặc".

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.