Người phụ nữ dành cả đời giúp đỡ người khốn khổ

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với trái tim nhân hậu, tình thương và sự bao dung, Mẹ Teresa đã dành trọn cuộc đời mình để chia sẻ, cưu mang và giúp đỡ những người cùng khổ, bất hạnh trên khắp thế giới.

Mẹ Teresa tên thật là Agnes, sinh ngày 26/8/1910. Bà là một nữ tu và nhà truyền giáo Công giáo người Ấn Độ gốc Albania. Agnes được sinh ra tại thành phố Skopje, nay là Thủ đô của nước Cộng hòa Macedonia. 
Bà có cha là một doanh nhân thành đạt, trong khi mẹ là người phụ nữ nội trợ giàu lòng trắc ẩn và sùng đạo. Có lẽ nhờ lý do này mà ngay từ thuở bé, Agnes đã tỏ ra là một cô bé chu đáo và rất thích được giúp đỡ mọi người.

Lên 18 tuổi, Agnes đến Ireland để gia nhập dòng Đức Trinh nữ Maria. Bà đã nộp đơn xin đi truyền giáo ở Bengal (Ấn Độ). Ở thời điểm ấy, hầu hết các nhà truyền giáo một khi đã rời quê hương để làm nhiệm vụ thì thường không quay trở lại cố hương. Do đó, đối với Agnes, đây là một việc làm vô cùng mạo hiểm, đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và đức tin vững vàng.

Bà hoàn thành khóa tu tập ở Ấn Độ và được tôn là Đức Mẹ Teresa. Agnes sau đó đã quyết định ở lại Ấn Độ để giảng dạy. Chứng kiến hoàn cảnh của những người dân thuộc tầng lớp bị bỏ lại phía sau của quốc gia Nam Á này, tháng 9/1946, bà đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt: Dành cả cuộc đời mình để chăm sóc cho những người nghèo nhất Ấn Độ. Mẹ Teresa đã gặp và đồng cảm với vô số mảnh đời nghèo khó, bất hạnh xung quanh mình. Bà đã luôn giúp đỡ những người nghèo khổ đó. Hành động của bà đã được cha xứ Joseph Langford ca ngợi rằng: "Dù không có ai biết nhưng Sơ Teresa khi đó đã trở thành Đức Mẹ Teresa".

Năm 1948 bà chuyển tới sống ở một khu ổ chuột tại Calcutta (Ấn Độ) để giúp đỡ người nghèo. Trong thời gian hai năm sống ở đây, bà đã sáng lập ra dòng tu mới mang tên gọi “Dòng Thừa Sai Bác Ái”, một dòng tu gồm toàn những nữ tu muốn giúp đỡ người nghèo và mắc bệnh ở Calcutta. Ngoài ra, Mẹ Teresa còn góp phần xây dựng nhiều công trình cho cộng đồng ở Calcutta như các trường học ngoài trời, nhà nguyện cho những người mắc bệnh hiểm nghèo và một mái nhà cho trẻ mồ côi. 

Người phụ nữ dành cả đời giúp đỡ người khốn khổ  - ảnh 1
Mẹ Teresa được trao Giải Nobel Hòa bình vào năm 1979, nhờ những đóng góp trong các hoạt động nhân đạo. Ảnh: Int

Khi căn bệnh phong lan rộng khắp Ấn Độ, bà đã thành lập những phòng khám bệnh phong lưu động để cung cấp thuốc men và băng gạc cho mọi người. Sau đó, bà còn xây dựng một trại riêng dành cho những người bị bệnh phong.

Đầu thập niên 1960, Mẹ Teresa được cấp phép mở thêm các tu viện khác ở Ấn Độ. Khi mới bắt đầu, Mẹ Teresa gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt tài chính. Vào ngày 7/10/1950, Tòa thánh Vatican cho phép bà khởi xướng một dòng tu mới (sau này trở thành Dòng Thừa sai Bác Ái), với sứ mệnh là chăm sóc cho những người khốn khổ, nghèo khó và bị xa lánh.

Năm 1965 bà mở một tu viện của Dòng Thừa Sai Bác Ái ở Venezuela. Sau đó các tu viện ở Rome và Tanzania được xây dựng, rồi dần dần xuất hiện khắp các châu lục. Vào những năm 1960, cuộc đời của Mẹ Teresa đã được công chúng chú ý rộng rãi hơn nhờ quyển sách “Something Beautiful for God” (tạm dịch: Một điều tuyệt đẹp cho Chúa) và bộ phim tài liệu cùng tên của tác giả Malcolm Muggeridge. 

Những việc làm của Mẹ Teresa được cộng đồng quốc tế ghi nhận và cảm phục. Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979. Trong thời gian ở New York, bà đã mở nhiều nhà tình thương cho các bệnh nhân AIDS. 

Năm 1970, Mẹ Teresa trở thành nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần là nhờ cuốn sách và cuốn phim tư liệu mang tựa đề: “Something Beautiful for God” của Malcome Muggeridge. Bà được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo không mỏi mệt của bà.

Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Teresa tiếp tục phát triển, đến thời điểm bà từ trần, tổ chức từ thiện này đang điều hành 610 cơ sở truyền giáo tại 123 quốc gia với khoảng 400 phụ nữ tham gia. 

Sau khi mất, bà được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước. Đặc biệt, đích thân Giáo hoàng Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tuyên thánh cho bà tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican với khoảng 120.000 người tham dự vào ngày 4/6/2016. Đây là hoạt động nhằm ghi nhận những cống hiến cả đời của bà vì những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.