Người phụ nữ phá kỷ lục leo núi

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Kristin Harila và người hướng dẫn của cô - Tenjin Sherpa đã phá kỷ lục tốc độ khi leo hết 14 ngọn núi cao hơn 8.000 mét.

Trên Trái đất chỉ có 14 ngọn núi có độ lên tới hơn 8.000 mét. Năm 2019, Nirmal Purja đã lập kỷ lục khi leo lên tất cả những ngọn núi đó một cách khéo léo trong hơn 6 sáu tháng. Tuy nhiên, kỷ lục này đã bị Kristin Harila và Tenjin Sherpa xô đổ. Họ đã chinh phục tất cả 14 đỉnh núi chỉ trong 3 tháng và 1 ngày. Theo thông tin từ trang web All That's Interesting, cô và Tenjin đã hoàn thành sứ mệnh của mình vào ngày 27/7/2023, khi họ lên đỉnh K2 của Pakistan, 92 ngày kể từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.

Kristin Harila, 37 tuổi, là một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp trước khi bắt đầu leo núi. Niềm đam mê leo núi của cô được thắp lên vào năm 2015 khi cô chinh phục đỉnh núi Kilimanjaro (nằm ở vùng giáp ranh giữa hai quốc gia Tanzania và Kenya) vào năm 2015. Tuy nhiên, phải mất vài năm sau đó cô mới quyết định chinh phục những đỉnh núi cao hơn và nguy hiểm hơn nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times, cô cho biết bản thân có ý tưởng chinh phục 14 đỉnh núi cao nhất thế giới khi bị cách ly trong phòng khách sạn ở thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Kristin Harila bắt đầu thực hiện kế hoạch chinh phục tất cả 14 đỉnh núi cao nhất Trái đất vào năm 2022.

Sau khi hoàn thành 12 đỉnh đầu tiên, do không thể vào Trung Quốc vì những hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19, cô không thể leo lên đỉnh núi nằm ở Tây Tạng. Cuối cùng, vào tháng 4/2023, cô đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt: Leo lại cả 12 ngọn núi trước đó để đủ điều kiện vượt qua kỷ lục của Purja.

Người phụ nữ phá kỷ lục leo núi - ảnh 1
Kristin Harila và Tenjin Sherpa đã phá kỷ lục tốc độ khi leo hết 14 ngọn núi cao hơn 8.000 mét. Ảnh: NY Times

Pakistan là quê hương của 5 trong số 14 "siêu đỉnh núi" của thế giới và việc leo lên tất cả các đỉnh núi này được coi là đích đến của bất kỳ nhà leo núi nào. Ngoài việc khó leo hơn nhiều so với đỉnh Everest và đòi hỏi người leo phải có kỹ thuật rất cao, những đỉnh núi ở Pakistan còn nổi tiếng vì điều kiện thời tiết thay đổi thất thường.

Mặc dù đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc leo núi nhưng cả Harila và Tenjin Sherpa vẫn phải đối mặt với hàng loạt thử thách trong cuộc chinh phục của mình. Những nguy hiểm luôn rình rập và có thể lấy mạng người leo núi bất kỳ lúc nào.

Theo Kristin Harila, K2 - ngọn núi cao thứ hai thế giới sau Everest là ngọn núi khó chinh phục nhất với đỉnh núi cao tới 8.611 mét và có điều kiện thời tiết rất cực đoan. Cô cho biết bản thân đã phải trải qua tình trạng thiếu ôxi cũng như các nhu yếu phẩm cần thiết. "Đó không phải là nơi mà ai cũng có thể chinh phục, mà là nơi bạn phải lưu tâm đến mọi yếu tố an toàn. Tôi phải đối mặt với thay đổi áp suất, sương trắng và tuyết dày.

Đã có những lúc tôi cảm thấy lo lắng bị lạc đường và phải thực hiện từng bước một để vượt qua", Kristin Harila chia sẻ. Cô cũng cho biết bản thân luôn phải tính toán kỹ lưỡng cho hành trình của mình bởi nếu leo quá nhanh, cô sẽ kiệt sức còn quá chậm sẽ khó có kỷ lục.

Cuối cùng Harila và Tenjin đã chiến thắng. Cô tiết lộ: "Tôi mệt nhưng rất vui vì đã làm được. Điều này hoàn toàn khác với những chuyến thám hiểm trước đó tôi trải qua. Tôi đã đi đến giới hạn của mình trong chuyến thám hiểm này và nỗ lực hết khả năng để có thể đạt được kết quả tốt nhất".

Việc chinh phục 14 đỉnh núi cao hơn 8.000 mét là một mục tiêu khó khăn của những người ưa leo núi mạo hiểm và chỉ có nam giới mới thực hiện được. Với quyết tâm mạnh mẽ của mình, Kristin Harila đã thay đổi điều đó.

Cô cho biết: "Nếu tôi có thể thay đổi được những gì mọi người nghĩ về môn thể thao này thì cách tốt nhất là chứng tỏ rằng phụ nữ hoàn toàn có khả năng như nam giới khi chinh phục những đỉnh núi cao nhất".

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.