Người phụ nữ tiên phong trong sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng và Sao Hỏa

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Người phụ nữ đam mê động cơ và không gian

Gwynne Shotwell sinh ra ở Evanston, lớn lên ở Libertyville (bang Illinois, Mỹ). Với niềm yêu thích động cơ, máy móc nên khi lớn, Shotwell đã theo học bằng cử nhân Kỹ thuật cơ khí và trở thành Thạc sĩ Toán ứng dụng của Trường Đại học Northwestern. 

Tại sự kiện của Hiệp hội Kỹ sư nữ ở Viện công nghệ Illinois (Chicago), sau khi gặp một nữ kỹ sư, bà đã được truyền cảm hứng theo đuổi ngành cơ khí vào năm 1979. “Tôi là một thanh niên hay gắt gỏng. Tôi không muốn có mặt tại sự kiện đó. Nhưng tôi đã bị cuốn hút bởi một nữ kỹ sư cơ khí ngồi trong phòng điều khiển. Cô ấy sở hữu công ty của riêng mình và đang phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời. Tôi cảm thấy bản thân được truyền cảm hứng. Sau cuộc thảo luận của ban giám đốc, tôi đã tiến tới và nói chuyện với cô ấy về trang phục và cả những gì cô đã làm. Tôi rời khỏi sự kiện đó và nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể trở thành một kỹ sư cơ khí”, Shotwell hồi tưởng. 

Cô gái đam mê động cơ ngày nào giờ đã trở thành 1 trong 50 phụ nữ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ được Forbes vinh danh. Năm 2020, bà được tạp chí Time vinh danh trong top 100 người có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Khi còn nhỏ, Shotwell không có ý niệm cụ thể nào về không gian, cũng không được tiếp xúc nhiều với ngành hàng không vũ trụ vì nó không phổ biến tại Chicago. 

Với niềm yêu thích ôtô, Shotwell đầu quân cho Tập đoàn Chrysler trong những năm đầu. Tiếp đó, bà làm việc tại trung tâm nghiên cứu El Segundo của Aerospace Corporation. Tại đây, bà thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển không gian và các thiết bị quân sự. 

Tuy nhiên với ước mơ chế tạo tàu vũ trụ, Shotwell đã đến với Microcosm Inc, một công ty chế tạo tên lửa chi phí thấp ở El Segundo và nắm giữ vai trò giám đốc bộ phận hệ thống vũ trụ. Bà luôn tâm niệm, phụ nữ hoàn toàn có thể đặt ra và nỗ lực để đạt được những mục tiêu vốn bị người đời cho là phi lý và không nên sợ thất bại. “Ngay cả khi bạn không thể đạt được chúng. Hãy giữ nụ cười, luôn làm việc chăm chỉ. Cho dù làm sai, cũng đừng ngại thừa nhận thất bại, thậm chí không nên coi việc thử làm điều gì đó mới mẻ và không nhận được kết quả như mong muốn là thất bại. Hãy coi đó là sự phát triển”, bà chia sẻ. 

Người phụ nữ tiên phong trong sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng và Sao Hỏa - ảnh 1
“Nữ tướng” của Tập đoàn SpaceX luôn “cháy hết mình” cho niềm đam mê đưa con người vào vũ trụ. Ảnh: Reuters

Shotwell gia nhập SpaceX năm 2002 với tư cách Phó Giám đốc Kinh doanh. Khi đó, việc tham gia một công ty khởi nghiệp như SpaceX là một điều cực kỳ rủi ro với người mẹ đơn thân như bà. Mặc dù vậy, với niềm tin vào Elon Musk, bà đã đồng ý đảm nhận công việc. Tại SpaceX, các dự án đều là sản phẩm trí tuệ của Elon Musk. Thế nhưng, việc giám sát các hoạt động hàng ngày tại công ty lại thuộc về Shotwell, với nhiệm vụ biến những tầm nhìn táo bạo của Musk thành công việc kinh doanh bền vững. Hãng tin Bloomberg đã nhận định bà chính là “vũ khí bí mật” của SpaceX. Theo đó, nhờ vào sự lãnh đạo của bà, từ một công ty khởi nghiệp nhỏ, SpaceX đã trở thành “đế chế” trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Hiện nay, tập đoàn này đang phát triển dự án Starship, tên lửa khổng lồ thế hệ tiếp theo để thực hiện các sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng và Sao Hỏa.

Luôn luôn nỗ lực

Đánh giá về Shotwell, Matthew Desch, Giám đốc điều hành của Iridium Communications Inc., khách hàng thương mại lớn nhất của SpaceX, cho hay: “Shotwell là cánh tay vững chắc. Bà ấy có hiểu biết về kỹ thuật và điều đó giúp bà trở thành một nhân viên bán hàng tuyệt vời. Mặc dù vậy, Shotwell không bao giờ cố gắng bán quá nhiều, luôn cởi mở và trung thực”.

Dưới sự lãnh đạo của Elon Musk và Shotwell, SpaceX đã trở thành một trong những công ty tư nhân có giá trị nhất thế giới. Để mang về những thành công tại SpaceX, Shotwell cũng từng nếm trải mùi thất bại. 

Chia sẻ về công việc của mình, Shotwell cho biết bà không đặt nặng vấn đề về giới tính khi làm việc trong ngành công nghiệp được cho là do nam giới thống trị. Shotwell chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy có bất kỳ vấn đề gì khi trở thành một phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ”. 

Với quan điểm tiếp cận hài hòa giữa công việc và cuộc sống tại SpaceX, Shotwell không coi trọng một người dành bao nhiêu tiếng cho công việc mà tập trung vào những gì họ làm được trong thời gian đó.

Trước đó, bà đã từng làm thư ký cho thẩm phán Laurence Silberman của Tòa án phúc thẩm Columbia, thư ký ở Tòa án Tối cao Mỹ hay tham gia giảng dạy luật hiến pháp, tố tụng dân sự... tại trường Luật Notre Dame, nơi bà được phong hàm Giáo sư Luật năm 2010. 

Bà Shotwell đã chứng minh rằng phụ nữ hoàn toàn có thể làm chủ ở lĩnh vực mà từ trước đến nay được coi là lãnh địa của nam giới. Bà đã trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái đam mê nghiên cứu khoa học, cũng như là người luôn khuyến khích các nữ sinh tham gia vào lĩnh vực STEM.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.