Những triệu chứng của bệnh gout và cách chữa trị

BS. Nguyễn Anh Tuấn (Bệnh viện Đại học Y)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gout là bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Cơn gout cấp là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi chúng gây đau khớp dữ dội và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Những triệu chứng điển hình của gout cấp

Gout là một loại viêm khớp do lắng đọng tinh thể urate gây ra. Bệnh lý này bao gồm hai dạng cấp tính và mạn tính.

Gout cấp tính (gout cấp) thường gây ra những cơn đau khớp dữ dội. Chúng thường xuất hiện sau một bữa ăn giàu đạm, uống nhiều bia rượu hoặc sau chấn thương, nhiễm khuẩn... Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng là yếu tố làm cơn gout cấp xuất hiện. Những dấu hiệu điển hình của gout cấp có thể kể đến như:

Độ tuổi xuất hiện gout cấp là từ 35 - 55, ít gặp ở người dưới 25 hay trên 65 tuổi. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới chiếm đến 95%, ở nữ giới thường gặp sau khi đã mãn kinh.

Cơn gout cấp thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, gây đau dữ dội khiến người bệnh mất ngủ.

Các khớp có triệu chứng viêm như sưng to, nóng đỏ, phù nề, căng bóng. Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ kèm mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu ít và có màu đỏ.

Vị trí khớp thường gặp là ngón chân cái, mu bàn chân, mắt cá chân... Ít gặp ở các khớp như khớp háng, vai, cột sống.

Cơn đau gout cấp thường kéo dài từ 5-7 ngày, sau đó sẽ giảm dần.

Những triệu chứng của bệnh gout và cách chữa trị - ảnh 1
Ảnh minh họa

Làm thế nào để điều trị gout cấp hiệu quả?

Điều trị gout cấp cần tuân thủ mục tiêu: Cải thiện tình trạng sưng đau khớp và giảm acid uric máu, duy trì ở mức ổn định. Dưới đây là một số cách điều trị gout cấp phổ biến hiện nay:

Phương pháp điều trị gout cấp không dùng thuốc

Sự tiến triển của bệnh gout có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do đó, để chữa gout cấp tính hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau về điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nhân purin như: Thịt đỏ, hải sản, trứng, nấm, măng...

Không nên uống các loại nước có thể làm tăng axit uric máu như: Rượu, chè, bia, cafe... Nên sử dụng nước có tính kiềm nhẹ như nước khoáng bicarbonat để trung hòa axit uric dư thừa.

Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày.

Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu oliu...

Nên chế biến món ăn dạng hấp, luộc, hạn chế chiên, xào.

Rèn luyện thể dục, thể thao hàng ngày nhằm giảm tình trạng béo phì, tăng cường độ dẻo dai cho sụn khớp.

Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực quá mức vì điều này có thể làm khởi phát cơn gout cấp.

Sử dụng thuốc tây điều trị gout cấp

Có 2 nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị gout cấp là:

 Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp người bệnh có cơn gout cấp, cần giảm đau nhanh chóng. Một số thuốc điều trị gout cấp thường dùng như colchicin, ibuprofen, methylprednisolon... Tuy đem lại hiệu quả giảm đau nhanh nhưng người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ như dị ứng, buồn nôn, loét dạ dày - tá tràng... Việc sử dụng thuốc giảm đau trong cơn gout cấp cần hỏi ý kiến của bác sĩ để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn.

Nhóm thuốc giảm acid uric máu: Bao gồm thuốc ức chế tổng hợp và tăng thải trừ acid uric. Tác dụng chung của các thuốc nhóm này là giảm nồng độ acid uric về ngưỡng ổn định, phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như allopurinol, probenecid... Khi sử dụng cần hết sức thận trọng với một số tác dụng phụ như tăng men gan, rối loạn tiêu hóa...

Có thể thấy, sử dụng thuốc tây trong điều trị gout cấp cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, không nên tự ý tăng hoặc giảm liều để hạn chế mọi rủi ro có thể gặp phải.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Vợ đâu phải người giúp việc

Vợ đâu phải người giúp việc

(PNTĐ) - “Vợ với con, đú đa đú đởn, suốt ngày ra công viên nhảy với nhót”... 7h sáng, Sinh vừa về đến nhà thì đã thấy chồng ngồi ngay trước cửa, “tặng” cô một tràng ca thán. Sinh ấm ức vì nếu cô ăn chơi, tiêu sài hoang phí thì đã đi một nhẽ.
Nắng về

Nắng về

(PNTĐ) - 9 rưỡi tối mới nghe thấy tiếng cửa phòng trọ của chị Hằng mở. Ngày nào cũng thế, cứ giờ đó chị mới đi làm về, mang theo hộp cơm, thường là “vét” nồi của hàng cơm bình dân đầu ngõ.