Quy định về điều chuyển việc khác với hợp đồng lao động

Báo Phụ nữ Thủ đô
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Câu hỏi:

Tôi đang là nhân viên kế toán thì bị điều chuyển xuống làm thủ kho của công ty cho đến khi tìm được người thay thế. Tôi muốn tìm hiểu quy định người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Nếu việc điều chuyển không đúng quy định thì người sử dụng lao động có bị xử lý không? 

Nguyễn Văn Tú (Hà Nam)

Quy định về điều chuyển việc khác với hợp đồng lao động - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

- Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp:

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này”.

- Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác;

c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này”.

- Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định mức phạt tiền: “1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trong nhà không tố, pháp luật làm sao xử?

Trong nhà không tố, pháp luật làm sao xử?

(PNTĐ) - Pháp luật hiện hành có những quy định và chế tài xử phạt để bảo vệ hôn nhân và gia đình. Theo đó những người vi phạm chế độ một vợ một chồng sẽ bị xử phạt nghiêm minh. Tuy nhiên trong thực tế, việc xử phạt hành vi vi phạm này vẫn chưa được sát sao và triệt để chỉ vì tâm lý chấp nhận và ngại tố cáo của người trong cuộc. Chính điều này đã dẫn đến kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Để học đường không còn bạo lực

Để học đường không còn bạo lực

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng trường học không bạo lực, xây dựng môi trường Thủ đô bình đẳng, an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em.
Dạt dào những thanh âm đẹp ngợi ca Hà Nội

Dạt dào những thanh âm đẹp ngợi ca Hà Nội

(PNTĐ) - Rất nhiều các đêm nhạc đã và đang được tổ chức chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) tạo nên không khí sôi động cho đời sống nghệ thuật. Nhiều chương trình được đánh giá chất lượng, với sự quy tụ của những ngôi sao hàng đầu đã góp phần tái hiện những ngày tháng lịch sử giải phóng Thủ đô, khắc họa vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của Hà Nội…
Nghĩ tới ngày mai

Nghĩ tới ngày mai

(PNTĐ) - Có những ngày Miên chìm nghỉm trong mớ kí ức ăm ắp về chồng. Tưởng như chẳng thể gượng dậy được nếu như không có cái đạp của đứa con trong bụng và tiếng bé Gạo kêu “con đói quá”...