Chính phủ đề nghị chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và chuẩn nghèo trong năm 2021

Chia sẻ

Trước tình hình tài chính, kinh tế trong năm 2020 còn nhiều khó khăn, bội chi ngân sách, chỉ tiêu nợ công có thể tiếp tục tăng, Chính phủ đã có đề nghị chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ đề nghị chưa tăng lương cơ sở trong năm 2021.Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ đề nghị chưa tăng lương cơ sở trong năm 2021.
Theo đó, báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Do tác động của đại dịch Covid-19, các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và thu từ dầu thô đều không đạt dự toán đã được Quốc hội quyết định, nợ đọng thuế còn cao, nhiều địa phương trọng điểm thu đạt tỷ lệ thấp. Dự ước cả năm 2020 thu NSNN đạt 1.323,1 nghìn tỷ đồng, hụt 189,2 nghìn tỷ đồng (giảm 12,5%) so với dự toán.

Bội chi NSNN năm 2020 ước khoảng 4,99% GDP, tăng 1,55% so với dự toán. Ủy ban TCNS cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nguồn thu ngân sách giảm mạnh, nhưng nhiệm vụ chi ngân sách vẫn cần được bảo đảm, dẫn đến việc cân đối ngân sách không đạt được dự toán Quốc hội giao. Vì vậy, mức bội chi tăng cao hơn là hợp lý.

Nhiều khả năng bội chi NSNN sẽ tăng thêm 38,5 nghìn tỷ đồng do không thu được tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dẫn đến bội chi NSNN vượt dự toán cao (khoảng 357,96 nghìn tỷ đồng), bằng 5,59% GDP. Trong khi đó, theo Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc Hội, các chỉ tiêu về nợ công có thể tiếp tục tăng. Dù dự ước đến cuối năm 2020 vẫn dưới mức giới hạn an toàn nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ có thể chạm ngưỡng 25% tổng thu NSNN, là dấu hiệu nguy hiểm, gây rủi ro và giảm mức an toàn tài chính quốc gia.

Quang cảnh phiên họp kỳ 10, Quốc hội khóa XIV chiều 20/10.Quang cảnh phiên họp kỳ 10, Quốc hội khóa XIV chiều 20/10.

Trước tình hình trên, Chính phủ đã có đề nghị chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu và điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác.

Thẩm tra kiến nghị này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết: Đa số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản đồng ý với đề nghị của Chính phủ. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước, vì hầu hết đối tượng này có mức lương hưu rất thấp, tuổi đã cao, đời sống khó khăn.

Bên cạnh đó, về việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù đối với một số cơ quan, đơn vị, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng, nhiều cơ quan, đơn vị được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù có mức thu nhập tăng thêm từ 1,8 - 3 lần so với mặt bằng chung, tạo ra sự bất hợp lý và không công bằng trong phân phối thu nhập; một số cơ quan có nguồn kinh phí còn dư khá cao, có dư địa bố trí bổ sung dự toán chi năm 2021.

Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu tiết kiệm giảm tối thiểu 20-25% so với dự toán chi năm 2020; đồng thời, có cơ chế kiểm soát thu nhập tăng thêm không quá 50% mức tiền lương ngạch, bậc theo quy định hiện hành để bảo đảm công bằng hợp lý giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Nhấn mạnh tình hình cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn trong giai đoạn tới, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ kiên quyết siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính; thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, tiết giảm mạnh chi thường xuyên, phấn đấu đạt khoảng 61% tổng chi ngân sách Nhà nước đến năm 2025.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Chính phủ đầu tiên sau cuộc cách mạng có tính lịch sử “sắp xếp lại giang sơn“

Hội nghị Chính phủ đầu tiên sau cuộc cách mạng có tính lịch sử “sắp xếp lại giang sơn“

(PNTĐ) - Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PNTĐ) - Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo tại Đại hội.
Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm

Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm, nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước (NSNN)… tốt hơn qua từng tháng, từng quý.