Chủ động, linh hoạt giải quyết thủ tục hành chính

Chia sẻ

Trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 cũng như khi dần kiểm soát được dịch bệnh, các cơ quan quản lý nhà nước tại TP Hà Nội đã linh hoạt, chủ động giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp. Điều này đã giúp nhiều lĩnh vực tại TP được thông suốt, góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” .

Đảm bảo giải quyết TTHC được thông suốt

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết công việc, hồ sơ, TTHC của người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn được thông suốt, UBND TP đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn; Kế hoạch xây dựng Quy chế phối hợp liên thông trong thực hiện liên thông các TTHC lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, lao động, thương binh và xã hội; Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trong công tác quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 30/3/2021 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác cấp Căn cước công dân gắn chíp trên địa bàn TP, đến nay, Công an TP đã nhận trên 5 triệu hồ sơ cấp CCCD gắn chíp điện tử. Nhằm hướng tới mục tiêu cấp cho toàn bộ công dân từ đủ 14 tuổi trở lên trong năm 2021, từ ngày 1- 31/10, Công an TP tiếp tục triển khai các tổ lưu động để thu nhận hồ sơ cấp CCCD. Tại trụ sở Công an các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì và tăng thời gian tiếp nhận hồ sơ. Các đơn vị làm việc tất cả các ngày trong tuần (từ 7h đến 22h).

Ghi nhận ở một số sở, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Công Thương…, hầu hết TTHC đều nhận nộp trực tuyến và nhiều thủ tục được trả qua đường bưu chính trong thời gian giãn cách xã hội. Thay vì 7 người trực như trước đây, các đơn vị chỉ phân công luân phiên 2 cán bộ trực ở bộ phận “một cửa”. Trong đó, một người giải quyết hồ sơ và một người xử lý các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, việc tiếp nhận hồ sơ qua hệ thống mạng và công việc đều trôi chảy, các công chức bộ phận “một cửa” đã nhanh chóng thích nghi với cách thức làm việc trong tình hình mới. Dù làm việc tại cơ quan hay tại nhà, từng cá nhân đều nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm thông suốt mọi hồ sơ hành chính.

Tại Bưu điện Thành phố, từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC và triển khai cung ứng dịch vụ thiết yếu cho người dân qua hệ thống bưu điện tại 39 đầu mối bưu điện trực thuộc các địa phương, cơ quan, đơn vị. Liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Phó Giám đốc Bưu điện TP Hà Nội Bùi Văn Hoàng cho biết, từ nay đến hết năm 2021, căn cứ tình hình thực tế và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, Bưu điện Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố tổ chức nhiều đợt ra quân tuyên truyền, vận động tại địa bàn 30 quận, huyện, thị xã, với hình thức tổ chức các đội tuyên truyền lưu động diễu hành bằng phương tiện ô tô và xe máy trên các tuyến phố, khu dân cư để gặp gỡ, tư vấn và vận động trực tiếp từng người dân.

Người dân được hướng dẫn thực hiện TTHC tận tìnhNgười dân được hướng dẫn thực hiện TTHC tận tình (Ảnh: PV)

Tăng cường rà soát, đơn giản hóa TTHC

Để phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, TP Hà Nội đã ban hành các văn bản để thực hiện cải cách TTHC, kiểm soát TTHC, thực hiện đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai một số biện pháp tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp. Đến nay, UBND TP đã ban hành 21 Quyết định công bố danh mục TTHC thuộc các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra, Công Thương, Giao thông Vận tải, Văn hóa và Thể thao, Nội vụ, Khoa học và công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại vụ. Trong đó công bố 533 danh mục TTHC, thay thế 14 TTHC, bãi bỏ 429 TTHC.

Số lượng hồ sơ tiếp nhận trên Cổng Dịch vụ công TP hiện đạt trên 1,4 triệu hồ sơ; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 90%. Thành phố đã tích hợp ứng dụng biên lai điện tử, dịch vụ bưu chính công ích trên hệ thống, đồng thời đảm bảo 100% các TTHC của TP đều được thực hiện tại Bộ phận một cửa; 100% các quyết định công bố TTHC sau khi ban hành đã được công khai theo quy định trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, tại nơi tiếp nhận và giải quyết TTHC và các hình thức khác theo quy định.

TP thực hiện rà soát, đánh giá 382 TTHC và có 87 TTHC được đề xuất đơn giản hóa, đạt tỷ lệ 22,7%; Tiếp tục thông qua phương án đơn giản hóa TTHC của 04 đơn vị, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (22 TTHC); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (19 TTHC); Sở Thông tin và Truyền thông (8 TTHC); Sở Công Thương (26 TTHC)...

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ chuyến công tác đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các quận, huyện, sở, ngành đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai đối với 9 dự án nằm trên địa bàn. Trong đó một số dự án từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.