Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 19/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Trình bày Tờ trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó đầu tư khoảng 53,7 km đường cao tốc, tốc độ thiết kế 100 km/h; quy mô 4-6 làn xe; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng; chia thành 3 dự án thành phần.

Tiến độ thực hiện cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022, trong đó phân cấp cho UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2 và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.

Chính phủ kiến nghị điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ Dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng (tăng 3.714 tỷ đồng). Điều chỉnh nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 17.124 tỷ đồng (tăng 2.854 tỷ đồng); ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 4.427 tỷ đồng (tăng 860 tỷ đồng).

Lý do điều chỉnh là do quá trình triển khai thực hiện Dự án, đã phát sinh một số yếu tố làm tăng tổng mức đầu tư như chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chi phí đầu tư xây dựng tăng thêm do quá trình triển khai, chủ đầu tư các Dự án thành phần đã tổ chức thực hiện khảo sát chi tiết địa hình, địa chất, thủy văn và thỏa thuận với các cơ quan quản lý công trình hạ tầng có liên quan theo quy định; trên cơ sở đó rà soát, cập nhật, tối ưu hóa các giải pháp thiết kế…

Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 và khoản 4 Điều 103 Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15, do Dự án tăng tổng mức đầu tư so với chủ trương đầu tư được duyệt nên phải thực hiện thủ tục trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, làm cơ sở điều chỉnh dự án đầu tư các Dự án thành phần.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, căn cứ quy định của Luật Đầu tư công, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 là phù hợp.

Ủy ban cơ bản nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chuẩn bị đầu tư Dự án chưa kỹ lưỡng dẫn đến tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí đầu tư xây dựng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Quốc hội quyết nghị cho Dự án.

Ủy ban cho rằng, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án tăng 3.714 tỷ đồng (từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng) tương đương khoảng 20,8% sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án đã được Quốc hội quyết định là khá lớn. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát các chi phí tăng, giảm của Dự án và phân tích, bổ sung làm rõ hơn việc tăng, giảm các chi phí này nhằm bảo đảm tính chính đáng, hợp lý trong việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban cho rằng, để có nguồn vốn bố trí kịp thời, bảo đảm Dự án không bị kéo dài, sớm đưa vào khai thác sử dụng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ hơn nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho Dự án.

Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 70/2025/UBTVQH15 ngày 7/2/2025 quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030. Do đó, đề nghị Chính phủ tổng hợp nhu cầu vốn của Dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2025 tìm giải pháp cho tương lai báo chí trong kỷ nguyên số

Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2025 tìm giải pháp cho tương lai báo chí trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Chiều 19/6, tại Hà Nội, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc lần thứ II năm 2025 đã chính thức khai mạc. Sự kiện là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), quy tụ  gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà báo trong và ngoài nước, cùng nhau đối thoại, thảo luận, đề xuất các giải pháp phát triển báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn.
Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

(PNTĐ) - Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn 5 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bao gồm các giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thu hút FDI, cơ chế chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế...