Hà Nội xem xét đề xuất nới rộng phạm vi loa phường

Chia sẻ

UBND TP Hà Nội vừa trả lời ý kiến đề nghị thành phố chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu cho phép sử dụng lại hệ thống loa phường để thuận tiện cho việc tuyên truyền pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Theo đó, UBND TP Hà Nội cho biết, đài truyền thanh (ĐTT) xã, phường, thị trấn là một trong những hình thức thông tin cơ sở theo Quy chế hoạt động thông tin cơ sở được quy định tại Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống loa phường ở Hà Nội đã chứng minh tác dụng trong cuộc chiến chống Covid-19Hệ thống loa phường ở Hà Nội đã chứng minh tác dụng trong cuộc chiến chống Covid-19

UBND TP chưa ban hành văn bản nào về dừng hệ thống loa phường. Tuy nhiên, hệ thống này trên địa bàn thành phố phải thực hiện sắp xếp và hoạt động theo quy định tại Quyết định số 5133/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND TP phê duyệt Đề án “Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐTT phường, xã, thị trấn”.

Do đó, hoạt động của hệ thống loa phường được quy định cụ thể về số lượng loa và cụm loa, thời gian, thời lượng, nội dung phát thanh, có sự phân biệt giữa địa bàn đô thị (các phường thuộc quận) và nông thôn (xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã).

Một số địa bàn rộng, số lượng loa chưa đủ phủ kín 100% địa bàn dân cư nên một bộ phận người dân chưa nghe được đài truyền thanh cơ sở. 

Sau hơn ba năm thực hiện Quyết định 5133/QĐ-UBND, đánh giá kết quả và phân tích những ưu điểm, hạn chế, ngày 09/02/2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã có Tờ trình số 313/TTr-STTTT, đề xuất UBND TP điều chỉnh một số nội dung của Quyết định 5133/QĐ-UBND.

Cụ thể, dự kiến quy định mở về số lượng loa và cụm loa; nới rộng phạm vi nội dung phát thanh của đài truyền thanh phường, tăng tính chủ động cho chính quyền cơ sở trong chỉ đạo hoạt động của đài truyền thanh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, ngày 07/9/2020, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Theo đó, thành phố chỉ đạo, yêu cầu đài truyền thanh cơ sở phải có lộ trình chuyển đổi ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng thông tin tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Sở Thông tin và Truyền thông đã có các văn bản hướng dẫn quận, huyện, thị xã thực hiện theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP.

Theo ghi nhận, từ khi có dịch COVID-19, hệ thống 19 đài truyền thanh cấp huyện và 584 đài truyền thanh cấp phường xã, những chiếc loa phường ở Hà Nội đã tích cực tham gia vào việc tuyên truyền người dân chống dịch.

Hàng ngày, hệ thống loa phường đã đưa thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 cùng nhiều thông tin hữu ích khác lan tỏa đến từng ngõ xóm, len lỏi tới mỗi gia đình.

(Theo aninhthudo.vn)

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.