Không để trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m ngồi cùng hàng ghế với lái xe

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 22/5, tại kỳ họp thứ 7, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội)góp ý bổ sung vào khoản 3 Điều 11 nội dung “không được để trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ xe chỉ có một hàng ghế”; và bỏ nội dung “mà không có người lớn ngồi cùng”.

Vị trí ngồi sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em

Đại biểu Nguyễn Anh Trí phân tích lý do vì sao “không được để trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét ngồi cùng hàng ghế với người lái xe”, và cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả trẻ em, bất kể độ tuổi hay chiều cao, nên được ngồi ở ghế sau của xe ô tô khi tham gia giao thông.

Theo đại biểu, vị trí ngồi sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em, giảm nguy cơ bị thương so với để trẻ ngồi ở vị trí cùng hàng ghế với người lái xe. Khi dùng thiết bị an toàn, nguy cơ chấn thương trẻ ngồi ghế sau giảm 14% so với trẻ ngồi ghế trước.

Không để trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m ngồi cùng hàng ghế với lái xe - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu

Vị trí ngồi cùng hàng với người lái là vị trí nguy hiểm nhất trên xe ô tô. Đặc biệt, ngay khi túi khí bung ra, cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng ở đầu và cổ cho trẻ em kể cả khi trẻ ngồi trong thiết bị an toàn quay mặt về phía sau. Nhiều hãng xe cũng thường xuyên khuyến cáo về viêc không nên cho trẻ em ngồi ở hàng người lái. Đến năm 2023, có115 nước đã có luật cấm trẻ ngồi ghế trước, trong đó 70 nước cấm hoàn toàn và 45 nước cấm trẻ em ngồi ghế trước nếu không ngồi trong thiết bị an toàn trên xe ô tô.

Về lý do cần bỏ nội dung “mà không có người lớn ngồi cùng” với trẻ em được chở trên xe ô tô và trên xe máy, đại biểu chỉ rõ, cách viết này sẽ gây hiểu lầm rằng dây đai an toàn/thiết bị an toàn sẽ không cần dùng nếu có người lớn ngồi cùng trẻ. 

Theo đại biểu, trẻ em được chở trên xe ô tô hoặc xe máy nghĩa là có ít nhất người lái xe (người lớn) ở cùng trên xe. Luật không nên dùng từ mập mờ, cách hiểu khác nhau. Người lớn ngồi cùng không thể thay thế thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô vì dây đai an toàn chỉ phù hợp với kích thước của người lớn và trẻ em từ 10 tuổi và cao 1,35 mét trở lên. Khi xảy ra va chạm, lực quán tính và tình huống bất ngờ có thể khiến người lớn không thể giữ chặt trẻ dẫn tới việc trẻ bị văng khỏi ghế, va đập và bị thương nghiêm trọng.

Cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đồng tình với quan điểm đã lái xe, không uống rượu bia, tuy nhiên, theo đại biểu trên thế giới chỉ có 23 quốc gia (trong đó có Việt Nam) quy định nồng độ cồn trong hơi thở bằng 0 khi tham gia giao thông. Trong khi đó phần lớn các quốc gia cấm nồng độ cồn là quốc gia hồi giáo.

Không để trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m ngồi cùng hàng ghế với lái xe - ảnh 2
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) phát biểu

Hơn nữa, theo phân tích của đại biểu Tạ Văn Hạ, 90% tai nạn giao thông xảy ra do ý thức, nhận thức của con người. Tại Việt Nam, thu nhập của nhiều người dân Việt Nam không đủ điều kiện để thuê xe dịch vụ, đây cũng là ý kiến của nhiều cử tri gửi gắm đại biểu Quốc hội tại các buổi tiếp xúc cử tri. 

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu nên cho phép ngưỡng nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với người đi xe gắn máy. 

Đối với quy định gây quỹ để giảm thiểu tai nạn giao thông, đại biểu cho rằng đây là quy định nhân văn, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông bớt khó khăn, nhưng quỹ này chỉ chi cho trường hợp bị thương, tử vong do tai nạn giao thông gây ra, không sử dụng để tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông, dễ dẫn tới lạm dụng quỹ.

Về tiền trích lại tiền phạt cho cảnh sát giao thông, đại biểu đồng tình với quy định này nhưng cũng đề nghị quy định tỷ lệ phần trăm cụ thể, không nên quy định “một phần” như dự thảo luật.

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, cán bộ làm công tác trẻ em phụ trách rộng hơn

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, cán bộ làm công tác trẻ em phụ trách rộng hơn

(PNTĐ) - Sáng 18/6, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (đoàn Hải Dương) cho rằng, trong điều kiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, mỗi cán bộ làm công tác trẻ em ở cấp xã trong thời gian tới sẽ có địa bàn phụ trách rộng hơn, đối tượng cần được chăm sóc bảo vệ nhiều hơn, nên việc bố trí cán bộ chuyên trách và tăng cường đội ngũ cộng tác viên là hết sức cần thiết.
Bệnh viện Hữu Nghị lan tỏa yêu thương từ hoạt động cắt tóc miễn phí

Bệnh viện Hữu Nghị lan tỏa yêu thương từ hoạt động cắt tóc miễn phí

(PNTĐ) - Sáng 17/6/2025, tại tầng 2 nhà số 7, Công đoàn Bệnh viện Hữu Nghị phối hợp cùng gần 20 nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp đã tổ chức chương trình cắt tóc miễn phí cho người bệnh, người nhà và toàn thể cán bộ, y bác sĩ của bệnh viện. Chương trình kéo dài từ 8h30 đến 16h30, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tham gia.
Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

(PNTĐ) - 8 giờ 30 phút  ngày 18/6, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Sáng tạo - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025. Chương trình được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, trực tiếp tại Hội trường trụ sở Hội LHPN Hà Nội (số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy) và trực tuyến trên Báo Phụ nữ Thủ đô điện tử tại địa chỉ: http://baophunuthudo.vn và fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.