Phát huy vai trò của tổ chức tôn giáo trong bảo vệ môi trường

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau 5 năm triển khai Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng tôn giáo, đem lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò của tổ chức tôn giáo trong bảo vệ môi trường - ảnh 1
Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thủ đô ký kết Chương trình phối hợp năm 2023.
Ảnh: PV

Cụ thể, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng được hàng nghìn mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể, có nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Điển hình như mô hình "chùa Xanh" bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại chùa Xuân Trạch (Đông Anh); mô hình xây dựng nếp sống văn minh, hạn chế đốt vàng mã trong cơ sở thờ tự trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và huyện Sóc Sơn; mô hình hạn chế đốt rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất đai tại các cơ sở thờ tự trên địa bàn huyện Đông Anh, huyện Đan Phượng; tổ chức lễ ra quân BVMT và ứng phó với BĐKH hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” năm 2022 tại Khu di tích chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ... 

Các tổ chức tôn giáo đã chú trọng các công tác bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động như: Tuyên truyền giảm sử dụng các sản phẩm nhựa, nilon; vận động tín đồ, các giáo xứ, họ đạo ký cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng các tuyến đường nở hoa, Ngày thứ 7 xanh, kêu gọi phân loại rác thải, dọn rác tại các hồ nước...

Nhiều nội dung của Chương trình phối hợp đã được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” nên đã nhận được sự đồng tình ủ̉ng hộ của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể; sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân cũng như các cộng đồng tôn giáo. Thông qua thực hiện Chương trình đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, khẳng định đường hướng đúng đắn, sống “Tốt đời, đẹp đạo” của các tôn giáo, góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể; tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo, tăng cường sự hiểu biết, gắn bó, đoàn kết giữa các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo để xây dựng và phát triển Thủ đô, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức tôn giáo đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp năm 2023.

Một trong những mục tiêu được xác định tại Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ Thành phố là đến năm 2025, Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Để thực hiện tốt mục tiêu này, theo đồng chí Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, trong thời gian tới, các vị chức sắc tôn giáo tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, bằng uy tín và ảnh hưởng của mình, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đồng bào có đạo tham gia thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của tín đồ tôn giáo, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp, các ngành hữu quan để xem xét, giải quyết. Trước mắt, tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng, ủng hộ bàn giao mặt bằng thực hiện hiệu quả Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phát huy hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo trong việc tham gia xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, quan tâm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh, tích cực tham gia đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng nếp sống văn hóa mới.

 

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.