Quốc hội sẽ bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 19/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội sẽ bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu - ảnh 1
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà phát biểu

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà thông tin, kỳ họp khai mạc vào ngày 23/10, dự kiến bế mạc vào ngày 28/11 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Hà Nội.

Kỳ họp thứ sáu sẽ được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 (15 ngày), từ ngày 23/10 đến 10/11; đợt 2 (7 ngày) từ ngày 20/11 đến 28/11. Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 22 ngày.

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Kỳ họp cũng tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành trong việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ tư; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Quốc hội sẽ bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu - ảnh 2
Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh phát biểu

Về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được đầy đủ báo cáo kê khai tài sản của tất cả người được lấy phiếu tín nhiệm, theo quy định đã gửi đến các đại biểu Quốc hội trước kỳ họp 20 ngày. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết để cử tri, nhân dân biết và theo dõi.

Về việc Quốc hội bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, đánh giá cán bộ là việc làm suốt từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay, do đó, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp là điều rất bình thường. Bên cạnh đó, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Về danh sách rà soát người lấy phiếu tín nhiệm, từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã phê chuẩn và bầu 50 chức danh. Đến thời điểm này, còn 49 vị trí đang giữ các chức vụ. Các chức danh không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm gồm những người đã có thông báo chờ nghỉ hưu và những người được bầu, bổ nhiệm trong năm 2023. Toàn bộ danh sách lấy phiếu tín nhiệm sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội phê chuẩn chính thức vào ngày 24/10 (ngày thứ 2 của kỳ họp).

Quốc hội sẽ bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu - ảnh 3
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu

Phát biểu tại họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, Kỳ họp thứ Sáu là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, với khối lượng công tác lập pháp lớn. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với phạm vi rộng, nhiều thành viên Chính phủ, trưởng ngành tham gia trả lời chất vấn, làm rõ trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư.

Quốc hội sẽ bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu - ảnh 4
Quang cảnh buổi họp báo

Trả lời câu hỏi về việc Chính phủ sẽ trình Quốc hội về vấn đề cải cách tiền lương tại kỳ họp lần này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Đinh Ngọc Quý cho biết, theo kết luận của Hội nghị Trung ương 8, Khóa XIII, lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024; trên cơ sở thực hiện 6 nội dung của Nghị quyết số 27 - NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Chính phủ sẽ xây dựng 5 bảng lương mới thay cho bảng lương hiện nay, gồm: bảng lương về chức danh lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở; bảng lương về chuyên môn, nghiệp vụ đối với người không giữ chức danh lãnh đạo; bảng lương cho lực lượng vũ trang; sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp; chế độ tiền thưởng (10% lương cơ bản, không bao gồm phụ cấp); chế độ nâng bậc lương…

Quốc hội sẽ bố trí việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp thứ sáu - ảnh 5
Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Đinh Ngọc Quý trả lời báo chí

Đối với nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Đinh Ngọc Quý cho biết, báo cáo của Ban cán sự Đảng Chính phủ cho thấy đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc này.

Theo đó, từ năm 2025 trở đi, lộ trình tăng lương khu vực công sẽ ngang bằng hoặc cao hơn với mức lương của vùng 1 khu vực doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

(PNTĐ) - Ngày 9/5, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã trở thành tâm điểm thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu cũng như dư luận xã hội. Những đề xuất điều chỉnh thuế suất đối với các mặt hàng quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá và đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế đang mở ra những tranh luận sâu sắc về tác động kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Đất nước đang trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của dân tộc, vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi sinh viên cần chủ động thích nghi với những chuyển đổi nhanh chóng của xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, thể lực, kỹ năng hội nhập; khơi dậy trách nhiệm với cộng đồng và đổi mới sáng tạo. Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” không chỉ vinh danh, mà còn là diễn đàn để khơi nguồn cảm hứng, để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động, khát vọng cống hiến và tinh thần hội nhập.
Hà Nội sẽ gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hà Nội sẽ gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND về tổ chức Hội nghị “Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô” nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.