Quốc hội thảo luận xem xét, quyết định chuyên đề thực hiện giám sát năm 2025

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 30/5, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường nhằm xem xét, quyết định chuyên đề thực hiện giám sát năm 2025.

Báo cáo tờ trình tóm tắt dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Đối với giám sát chuyên đề, sau khi cân nhắc nhiều mặt và theo thông lệ của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, để tạo điều kiện cho các cơ quan tập trung triển khai các nhiệm vụ nêu trên và các nhiệm vụ lập pháp theo kế hoạch.

Đồng thời, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định giám sát tối cao 1 chuyên đề tại Kỳ họp thứ 10 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại Phiên họp tháng 8/2025.

Quốc hội thảo luận xem xét, quyết định chuyên đề thực hiện giám sát năm 2025 - ảnh 1
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm theo lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đồng thời căn cứ vào tiêu chí lựa chọn cũng như qua nghiên cứu kiến nghị của cử tri, điểm báo và qua rà soát các nội dung đã thực hiện, cân đối các lĩnh vực và từ tình hình thực tiễn, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao. Đó là:

Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).

Quốc hội thảo luận xem xét, quyết định chuyên đề thực hiện giám sát năm 2025 - ảnh 2
Quang cảnh kỳ họp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh: Những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, cũng là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, do đó, công tác giám sát cần tiếp tục được tập trung chỉ đạo để vừa đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả vừa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, bám sát thực tiễn đời sống để đề xuất giám sát những vấn đề cấp bách nổi lên; tiếp tục rút kinh nghiệm, có các giải pháp cải tiến, đổi mới để phát huy tối đa vai trò hoạt động giám sát của Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
​  Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

​ Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3644/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 28/6/2025 của Chủ tịch UBND thành phố về thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn việc bàn giao tài liệu lưu trữ tại các đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(PNTĐ) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và căn cứ các quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 961/QĐ-TTPVHCC về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Theo đó, 100 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành công nghệ cao có sự chuẩn bị nhân sự như thế nào và các sinh viên học ngành này được ưu đãi những gì?