Tạo nền tảng để Việt Nam không lúng túng khi tham gia nhiều Hiệp định thương mại

Chia sẻ

Chiều 26/10, trong phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Nguyễn Lan ANh nêu ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.Đại biểu Nguyễn Thị Lan Ahh nêu ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai): Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi lần này đã thể chế hóa nghị quyết của Đảng, khắc phục được tồn tại bất cập để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, chủ động tích cực ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua việc tăng cường khai thác và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ.

Về xử lý hành chính khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cũng đồng tình với ý kiến của các đại biểu phát biểu trước cơ quan soạn thảo đề xuất 2 Phương án: Phương án 1 là sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 211 như sau: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giống cây trồng gây thiệt hại cho tác giả chủ sở hữu người tiêu dùng hoặc cho xã hội. Phương án 2 là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại do tác giả chủ sở hữu người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

Với phương án 1 sẽ không áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chỉ áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý giống cây trồng.

Các đại biểu tham dự cuộc họp.Các đại biểu tham dự cuộc họp. 

Như vậy là thu hẹp phạm vi xử lý hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giảm vai trò chủ động của cơ quan Nhà nước trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này; đồng thời có nguy cơ dẫn đến gia tăng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Hơn nữa Hiệp định CP-TTP cũng yêu cầu hạn chế việc sử dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Luật quốc gia, thậm chí còn tăng cường các biện pháp xử lý bằng chế tài hình sự đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Như vậy, việc loại trừ biện pháp hành chính để xử lý vi phạm trong lĩnh vực này không đảm bảo tính chất nhất quán, đồng bộ về chính sách pháp luật.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Công Hoàng - đoàn Thái Nguyên nhấn mạnh, Dự thảo Luật Sở hữu thí tuệ lần này tương đối cụ thể và rất quan trọng, tạo cơ hội cho Việt Nam khi tham gia nhập Hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA. Bên cạnh đó, tạo nền tảng cơ sở vững chắc đề Việt Nam không bị lúng túng dẫn đến thua thiệt khi bước vào sân chơi quốc tế.

Tuy nhiên Đại biểu Nguyễn Công Hoàng còn băn khoăn, với một số quy định trong dự thảo. Cụ thể là quyền đăng ký sáng chế kiểu dáng công nghiệp thiết kế là kết quả là nhiệm vụ khoa học dùng ngân sách Nhà nước, đại biểu đồng tình lựa chọn phương án giao cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ đó một các tự động không phải bồi hoàn trừ các trường hợp quốc phòng, an ninh quốc gia.

“Đây là quy định theo tôi hướng tới mục tiêu mục đích đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam, đồng thời cới trói cho chủ nhiệm các nhiệm vụ khoa học trong quá trình đưa kết quả nhiệm vụ khoa học vào thực tiễn” - đại biểu Nguyễn Công Hoàng bày tỏ.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

(PNTĐ) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, thực hiện cuộc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 30/4, Thành phố có 2.441 địa bàn điều tra, với 58.440 hộ điều tra phiếu ngắn, 14.790 hộ điều tra phiếu dài tại 557 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.