Tạo nền tảng phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chia sẻ

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là nội dung được quan tâm đặc biệt tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất Quốc hội khóa XV diễn ra từ 4-11/1. Đây là gói hỗ trợ lớn tạo nền tảng thúc đẩy phát triển cho cả giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện minh bạch, tăng kiểm soát và cam kết hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, chương trình xác định khung những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết gồm 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu dự kiến thực hiện trong năm 2022-2023.

Đó là mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư, nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (60 nghìn tỷ đồng); bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng); hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng) và cải cách thể chế, hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Tổng quy mô gói hỗ trợ kinh tế từ tài khóa là 291 nghìn tỷ đồng (gồm 240 nghìn tỷ đồng từ NSNN, trong đó giảm thuế, phí, lệ phí là 64 nghìn tỷ đồng và chi trực tiếp từ NSNN là 176 nghìn tỷ đồng) và từ tiền tệ là khoảng 46 nghìn tỷ đồng.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất: đây là chủ trương lớn, đúng đắn, chưa có tiền lệ nên đòi hỏi quyết tâm thực hiện rất cao, có những bước đi thực sự vững chắc. Nghị quyết mang tính lịch sử, có tác động không chỉ ngắn hạn mà cả trong trung và dài hạn, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển cho cả giai đoạn 2021-2025. Nếu chậm trễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lo ngại: “nước ta có nguy cơ lỡ nhịp với sự phát triển của thế giới”.

Theo ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội), trong gói phục hồi, phát triển kinh tế, định hướng dòng tiền vào đâu là thách thức lớn nhất, phải tổ chức thực hiện thật minh bạch, tăng cường sự kiểm soát, chống tiêu cực.

ĐB Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh đến hiệu quả, cam kết sản phẩm đầu ra và cho rằng, mục tiêu cốt yếu của chương trình là chấp nhận bội chi, chấp nhận đi vay để sau một thời gian nhất định sẽ thu được các kết quả lớn hơn. "Chúng ta chấp nhận rủi ro nhưng cũng cần có những bước đi thực sự vững chắc, cốt lõi chúng ta cần đạt được là hiệu quả thực chất"- ĐB Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hộiĐại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội (Ảnh: QH)

Hỗ trợ công nhân, du lịch và y tế

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, gói hỗ trợ dự kiến dành 64 nghìn tỷ đồng để tiếp tục miễn giảm thuế, phí vào năm 2022 là phù hợp, góp phần tạo điều kiện cho DN tái hoạt động, giải quyết việc làm cho người lao động và kích thích nhu cầu phát triển, sản xuất kinh doanh.

Theo ĐB Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), chương trình tránh dàn trải, tập trung đầu tư những lĩnh vực chịu tác động của dịch Covid-19; hỗ trợ chống đứt gãy, đảm bảo phát triển kinh tế, nhưng phải tránh nguy cơ như trước đây, đặc biệt là việc lợi dụng để trục lợi. Ngoài các chính sách đã, đang triển khai, lần này có thêm một số chính sách về hoãn, giãn nộp thuế và 176 nghìn tỷ đồng bổ sung thêm là cần thiết, cần rà soát khâu nào chịu ảnh hưởng của đại dịch để hỗ trợ.

ĐB Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) đề nghị có quyết sách hỗ trợ cho ngành du lịch như đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các địa phương trọng điểm về du lịch từ ngân sách nhà nước; tái cơ cấu lại thị trường du lịch, thúc đẩy thị trường du lịch nội địa, có lộ trình mở cửa du lịch quốc tế an toàn; miễn giảm thuế, thuế phí cho DN lữ hành…

ĐB Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP HCM) cho rằng, ngành y tế đã làm việc hết sức mình, xảy ra tình trạng quá tải song không thể kéo dài, cần khẩn cấp hỗ trợ giải quyết căn bản các nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị đặc thù và củng cố lực lượng của ngành y tế để chung sống lâu dài với dịch.

Bộ Y tế nên tổ chức tiếp nhận yêu cầu đấu thầu tập trung những trang thiết bị đặc thù cho phòng, chống dịch; triển khai nhanh Đề án tổ chức lực lượng y tế cơ sở, các đơn vị điều trị vùng và đổi mới chính sách, chế độ với cán bộ ngành y tế, giữ vững và tiếp tục thu hút nhân tài; đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc-xin trong nước; quan tâm kiểm tra, điều trị thí điểm và đánh giá những cây thuốc cổ truyền như xuyên tâm liên, thanh hao hoa vàng là những loại thuốc có triển vọng tốt và chi phí rẻ.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Món quà khuyến học, khuyến tài ý nghĩa nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Món quà khuyến học, khuyến tài ý nghĩa nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Báo Phụ nữ Thủ đô cùng nhà tài trợ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Trường THCS Tố Như - Hoằng Lộc (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức lễ tiếp nhận thiết bị dạy học ngoại ngữ trị giá 250 triệu đồng. Đây là món quà ý nghĩa và Báo Phụ nữ và nhà tài trợ dành cho nhà trường như một sự tri ân đối với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

(PNTĐ) - Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%

(PNTĐ) - Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tươi sống và thực phẩm thiết yếu, chuỗi bán lẻ đã chủ động hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo giá cả và nguồn hàng trong hệ thống luôn ổn định.