“Thúc đẩy chuyển đổi hải quan số bằng việc áp dụng văn hóa khai thác dữ liệu và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu”

Chia sẻ

(PNTĐ) - Đó là thông điệp năm 2022 của Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra nhân ngày Hải quan quốc tế 26/1/2022. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đưa ra thông điệp này với mong muốn khẳng định vai trò không thể thay thế của cộng đồng Hải quan quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

“Thúc đẩy chuyển đổi hải quan số bằng việc áp dụng văn hóa khai thác dữ liệu và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu” là thông điệp đầu năm của Tổng Thư ký WCO khái quát mục tiêu trọng tâm và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi “hải quan số” của cộng đồng Hải quan năm 2022.

Theo WCO, đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể kết thúc, vì vậy, các cơ quan Hải quan cần nhận định những thách thức về nguồn nhân lực và tận dụng các dữ liệu còn chưa được sử dụng tối đa hiện có. Tuy xu hướng quản trị dựa trên dữ liệu là tất yếu, cơ quan Hải quan vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong các vấn đề kỹ thuật, pháp lý… để có thể triển khai các chính sách hướng đến việc sử dụng có hiệu quả hơn dữ liệu sẵn có. WCO cho rằng các cơ quan Hải quan có thể thực hiện chuyển đổi số.

Hệ sinh thái dữ liệu dựa trên sự tin cậy

Hải quan là một bộ phận của hệ sinh thái dữ liệu (được định nghĩa là tập hợp cơ sở hạ tầng, hệ thống phân tích và các ứng dụng được sử dụng để nhận và phân tích dữ liệu) mà các bên tham gia gồm người dân, các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và liên quốc gia…

Theo đó, các chủ thể này là các đối tượng cung cấp và thu thập số lượng lớn các dữ liệu. Nhờ có sự phát triển của công nghệ số, cơ quan hải quan có thể tiếp cận dữ liệu từ các cơ quan chính phủ khác, các dữ liệu phải trả phí, nguồn dữ liệu mở, các nguồn thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Dữ liệu hải quan có mối quan hệ mật thiết với các chức năng của cơ quan hải quan, dữ liệu được sử dụng để xây dựng chiến lược, nâng cao chất lượng hoạt động chống buôn lậu, thu thuế, tối đa hóa nguồn lực tại các cửa khẩu và các đơn vị hải quan.

Mức độ hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới “đạo đức dữ liệu”, bao gồm việc bảo mật, bí mật thương mại, các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng dữ liệu bởi các cơ quan thuế, hải quan và tầm quan trọng của cải cách trong lĩnh vực hành chính công.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đối với nội dung này, WCO khuyến nghị các việc cần làm gồm: Thiết lập cơ chế quản trị dữ liệu chính thống để đảm bảo tính liên quan, chính xác và kịp thời của dữ liệu; Sử dụng các tiêu chuẩn do WCO và các tổ chức khác phát triển về định dạng dữ liệu và trao đổi dữ liệu; Đảm bảo việc quản lý dữ liệu phù hợp để đảm bảo đúng đối tượng có quyền truy cập vào đúng loại dữ liệu và các quy định về bảo vệ dữ liệu được tôn trọng; Áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, chẳng hạn như phân tích dữ liệu, để thu thập và khai thác thành công dữ liệu nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định.

Văn hóa khai thác dữ liệu để lấp đầy các lỗ hổng về nhân lực

Trở ngại lớn nhất đối với mỗi tổ chức đặt ưu tiên thực hiện ra quyết định dựa trên dữ liệu không phải là kỹ thuật mà là văn hóa. Văn hóa khai thác dữ liệu là khi tất cả các thành viên trong tổ chức đều được truy cập vào hệ thống phân tích dữ liệu có kiến thức cần thiết để tận dụng dữ liệu phục vụ công việc. Để có thể tạo lập và duy trì văn hóa dữ liệu bền vững, các chuyên gia nhấn mạnh việc cán bộ quản lý cấp cao cần đưa ra kỳ vọng nhất định về việc ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu.

Văn hóa khai thác dữ liệu sẽ cho phép mọi người đặt câu hỏi, nêu phản biện đối với các sáng kiến và ra quyết định dựa trên căn cứ cụ thể chứ không phải dựa trên cảm tính.

Để nuôi dưỡng được văn hóa khai thác dữ liệu, các cơ quan hải quan cần tăng cường kỹ năng cần thiết của nhân viên, có khả năng đọc và phân tích dữ liệu một cách chính xác. Cơ quan hải quan cần đưa tiêu chí về kỹ năng tích hợp dữ liệu vào yêu cầu đối với cán bộ được tuyển dụng mới và cho họ tham gia xây dựng các khóa học trực tuyến để làm quen với việc thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tăng cường văn hóa dữ liệu.

Bên cạnh việc đào tạo, cơ quan hải quan cần xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm giữ chân các cán bộ có năng lực trong lĩnh vực này. Các cán bộ hải quan cũng cần có cái nhìn rộng hơn về ảnh hưởng của cơ quan hải quan trong các lĩnh vực bảo vệ xã hội, tạo thuận lợi thương mại và thu thuế công bằng.

Thúc đẩy hợp tác

Các cơ quan hải quan được khuyến khích tận dụng các dữ liệu trong mối quan hệ với các bên khác trong chuỗi cung ứng quốc tế, cũng như cung cấp dữ liệu cho công chúng và giới nghiên cứu như một công cụ nhằm tăng cường tính minh bạch, thúc đẩy chia sẻ tri thức và đối thoại với cộng đồng.

Chia sẻ dữ liệu với các cơ quan chính phủ khác nhằm tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong quá trình ra quyết định và các nguồn lực cần thiết bao gồm tìm kiếm nguồn tài trợ. Việc để cho thông tin và dữ liệu hải quan được tiếp cận một cách thuận tiện cũng là một phần cách thức chính phủ đáp ứng với yêu cầu chung về việc quản trị mở.

Các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Cơ quan hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Văn phòng của Liên hợp quốc về Tội phạm và Ma túy UNODC hoặc Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) cũng muốn tìm kiếm dữ liệu hải quan nhằm định hướng việc phân bổ nguồn lực và đánh giá hiệu quả của các dự án hiện đại hóa. Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chuyên về lĩnh vực ứng dụng dữ liệu cũng hết sức mong chờ được thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu và các công cụ liên quan trong khu vực hành chính công.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được phát động với 2 vòng thi

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được phát động với 2 vòng thi

(PNTĐ) - Chiều 26/4, cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã chính thức được phát động. Cuộc thi do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức; Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội là đơn vị thực hiện.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Y tế Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Đoàn giám sát số 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Tổ trưởng Tổ 2 đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 thuộc Sở Y tế Hà Nội”.
Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.