Thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 6/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, giải đáp câu hỏi của báo chí về việc người dân phải xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng gặp khó khăn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết: Sau khi có dữ liệu làm sạch của Bộ Công an, chỉ khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học của khách hàng. Cách thức kiểm tra sinh trắc học cũng rất đơn giản.

Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, Quyết định 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được ban hành nhằm mục đích làm sạch các tài khoản. Đây là sự phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước và Bộ Công an, sau khi làm sạch xong, chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề sử dụng giấy tờ giả để lập tài khoản.

Thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học  - ảnh 1
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng trả lời báo chí

Ông Phạm Tiến Dũng cho rằng, sau khi có dữ liệu làm sạch của Bộ Công an, chỉ khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu kiểm tra sinh trắc học của khách hàng. Cách thức kiểm tra sinh trắc học cũng rất đơn giản. Đó là bước so sánh khuôn mặt của người thực hiện giao dịch và khuôn mặt đã được kiểm tra đối chiếu trong cơ sở dữ liệu đã được thu thập của Bộ Công an. Nếu trùng khớp thì giao dịch thành công. 

Trong tháng 6, chỉ có 8% số lượng giao dịch trên 10 triệu, bình quân mỗi ngày có khoảng 1,8 triệu giao dịch. Hiện trên 80% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Số lượng tài khoản khoảng 180 triệu, tức là mỗi người việt Nam có khoảng 3 tài khoản. Tính đến 5/7, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch với căn cước công dân của Bộ Công an được 19 triệu tài khoản. Đây là con số rất lớn.

Trong ngày đầu tháng 7, có xảy ra một vài trục trặc trong giao dịch hệ thống như khách hàng phản ánh, nhưng điều này đến từ việc có rất đông người vào thử hệ thống. Những ngày sau đó, hệ thống đã hoạt động bình thường. 

Tại các ngân hàng, có khoảnh 10% số người được ngân hàng hỗ trợ trực tiếp tại quầy. Đây là các đối tượng: Không có căn cước công dân gắn chip, CMT cũ, có những khách hàng không có điện thoại thông minh… Số liệu thống kê cho thấy, giao dịch hôm 5/7 là 26,3 triệu giao dịch, lớn nhất trong 10 ngày qua. 

Về các biện pháp gỡ vướng trong thực hiện sinh trắc học với các giao dịch, ông Dũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 văn bản hướng dẫn bổ sung với những tình huống như: không có CCCD gắn chip, không có CMT…. 

Gần đây nhất, ngân hàng Vetcombank đã có báo cáo, từ chiều 4/7, khách hàng có thể kết nối liên thông app to app, từ VNeId vào thẳng app ngân hàng VCB mà khôgn cần phải đối chiếu qua CCCD. 

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định đây là giải pháp rất căn cơ. Ngân hàng Nhà nước mong muốn triển khai rộng rãi phương pháp này đến nhiều ngân hàng trong hệ thống.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: Sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, còn tất cả thao tác không có gì bớt cả. Ngân hàng Nhà nước lưu ý không có giải pháp nào là an toàn tuyệt đối. Chúng ta ra cái này, tội phạm lại ra cái khác vì thế cơ quan chức năng phải liên tục khuyến cáo những thủ đoạn mới.

Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng có 2 nhiệm vụ lớn là bảo về tiền và quyền lợi hợp pháp của khách hàng; bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục của hệ thống công nghệ thông tin do hoạt động giao dịch của ngân hàng có trên 95% giao dịch thực hiện trên môi trường số.

“Chúng tôi lo hơn tất cả mọi người, bên cạnh thông tin khách hàng còn có số dư, tài khoản tiết kiệm, số dư tiền gửi. Do vậy chúng tôi đặt vấn đề an ninh, an toàn là vấn đề cốt lõi của hệ thống ngân hàng”- ông Dũng nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng ghi nhận tất cả khó khăn vướng mắc từ đó đưa ra giải pháp để xử lý. Đặc biệt là liên tục nâng cấp ứng dụng mobile banking làm sao để ứng phó với các thủ đoạn mới.

Ngân hàng Nhà nước cam kết tất cả vướng mắc của người dân khi gửi đến sẽ được các ngân hàng xử lý kịp thời. Đồng thời không có yêu cầu 180 triệu tài khoản phải làm, chỉ có yêu cầu giao dịch trên 10 triệu phải làm, số này chỉ chiếm 8% giao dịch. Việc này sẽ làm có lộ trình, dần dần làm đến đâu kiểm soát đến đó với mục tiêu cao nhất là bảo đảm quyền lợi của khách hàng.

 

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(PNTĐ) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

(PNTĐ) - Ngày 17/9, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ người dân vùng thiệt hại do mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn 4 xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú và Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.