Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về làm chủ công nghệ 5G

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thời gian qua, các kết quả nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ (KHCN) nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp bằng những con số khá cụ thể, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Chẳng hạn, Việt Nam cũng có thể là nước đứng thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G.

Chiều 7/6, trước khi kết thúc phiên chất vấn về lĩnh vực KHCN với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã phát biểu giải trình, làm rõ hơn một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Lĩnh vực KHCN là một trong những lĩnh vực khá thuận lợi, đã có tương đối đầy đủ hệ thống văn bản chính sách, từ các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị đến các luật, quy định pháp luật.

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về làm chủ công nghệ 5G - ảnh 1
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn

Thời gian qua, các kết quả nghiên cứu, phát triển KHCN nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp bằng những con số khá cụ thể, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Chẳng hạn, Việt Nam cũng có thể là nước đứng thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G…

Về các hạn chế, tồn tại của ngành này mà nhiều ý kiến ĐBQH chỉ ra tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, KHCN là một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, dựa trên vấn đề nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo, đầu tư, tài chính… Đây là một lĩnh vực liên ngành nên cách tiếp cận cũng phải liên ngành.

Về liên ngành, Phó Thủ tướng cho biết, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và triển khai KHCN còn hạn chế. Trong khi đó, liên quan đến các bộ luật như Đầu tư, Đấu thầu… bản chất của sản phẩm khoa học công nghệ, tri thức, là sản phẩm đặc thù nên phải các cơ chế về đấu thầu, đầu giá, đặt hàng, chính sách với các nhà đầu tư KHCH cũng phải có tính đặc thù.

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về làm chủ công nghệ 5G - ảnh 2
Quang cảnh phiên chất vấn chiều 7/6

Đối với vấn đề thị trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thông tin: Hiện thị trường KHCN chưa làm rõ được các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền chuyển giao sản phẩm tri thức… Do đó, đề nghị cần có nghiên cứu để có các chính sách phù hợp và đặc thù.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải đổi mới trong tư duy quản lý nhà nước về KHCN, cũng như ứng dụng thành tựu KHCN để quản lý nhà nước. Nhà nước phải xác định được các mũi nhọn nghiên cứu cơ bản để đầu tư, từ hạ tầng cho đến đội ngũ cán bộ, cơ chế chính sách. “Đây là việc nhà nước phải làm, còn việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai vấn đề này thì doanh nghiệp phải làm” – Phó Thủ tướng nói. 

Ông cũng lưu ý, việc đặt hàng sản phẩm KHCN phải xuất phát từ thực tiễn, từ người dùng; đánh giá kết quả nghiên cứ KHCN phải xuất phát từ việc đưa các sản phẩm này vào đời sống. Vì thế, cần phải tách bạch rõ giữa đầu tư nghiên cứu khoa học cơ bản với khoa học ứng dụng. Trong nghiên cứu khoa học cơ bản thì phải chấp nhận có rủi ro, có cơ chế riêng về việc này. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết các chính sách lớn trong lĩnh vực này, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội sẽ được tiếp thu, nghiên cứu để có những đề xuất chính sách tốt hơn để triển khai trong thời gian tới.

 

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.