Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tạo điều kiện, cơ chế phát triển xứng tầm Thủ đô

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, ngày 28/5, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ (đoàn Hà Nội) đánh giá, Luật Thủ đô (sửa đổi), có nhiều chính sách đặc thù, vượt trội và đẩy mạnh trong phân cấp, phân quyền; bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng quy phạm pháp luật. Từ đó, Luật sẽ tạo điều kiện, cơ chế phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Cần yếu tố nhân lực có năng lực, nhiệt huyết để triển khai trên thực tiễn.

Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ cho biết: Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 này gồm 7 chương, 54 điều là một bước thay đổi rất lớn so với Luật Thủ đô 2012. Các chính sách được đề xuất trong Dự thảo Luật lần này cơ bản bám sát với tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đã thể hiện chính sách mang tính đặc thù, vượt trội. Từ đó, tạo nền tảng cơ sở cho việc tiếp tục phát triển của Thủ đô Hà Nội nói chung.

Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tạo điều kiện, cơ chế phát triển xứng tầm Thủ đô  - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ (đoàn Hà Nội).

Trong quá trình hoàn thiện, Dự thảo Luật đã tập trung thể hiện những chính sách tạo cơ sở để chính quyền Hà Nội tiếp tục đề xuất và hoàn thiện hệ thống giải pháp, biện pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó, tập trung vào giải pháp về huy động nguồn lực, đầu tư, quy hoạch cũng như biện pháp, chính sách về phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội…

Đáng chú ý là giải pháp rất mạnh mẽ để Hà Nội có thể khắc phục những vấn đề còn bất cập nhất hiện nay như cảnh quan đô thị, giao thông, ô nhiễm môi trường…

Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách vượt trội, đặc thù ở nhiều lĩnh vực mang tính bao quát. Tuy nhiên, để những chính sách này đi vào thực tế và thực thi hiệu quả thì vẫn cần yếu tố nhân lực có năng lực, nhiệt huyết để triển khai trên thực tiễn.

Do đó, một trong những nội dung được chú trọng trong Dự thảo Luật này là quy định về hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung mới so với Luật Thủ đô 2012. Dự thảo Luật đã dành một chương riêng về phần đô thị tại Hà Nội; trong đó có rất nhiều cơ chế khác biệt so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện nay.

Cụ thể trong nội dung này, Dự thảo Luật dự kiến phân quyền mạnh mẽ hơn cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được quyết định vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy. Ví dụ như tăng cường bộ máy cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân không phải chỉ ở các thành phố mà còn ở cấp quận, huyện – nơi trực tiếp triển khai chính sách giám sát, thực hiện…

Cùng đó là việc thực hiện phân cấp cho thành phố được quyền chủ động trong tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính trực thuộc và có chính sách liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thu hút người có tài năng. Các chính sách về biên chế, tiền lương, thu nhập cũng được quan tâm…

Dự thảo Luật có đến 80 nội dung phân quyền, bổ sung cho chính quyền Thành phố

Với những quy định này, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo điều kiện để cấp ủy, chính quyền Hà Nội có dư địa, lợi thế trong hoàn thiện tổ chức chính quyền. Mục tiêu là đảm đương và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, trách nhiệm rất cao được giao trong Luật Thủ đô lần này.

Các đại biểu Quốc hội rất ủng hộ chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi), đặc biệt là chính sách mang tính đặc biệt, đặc thù. Bởi vì Thủ đô chỉ có một và có những yêu cầu hết sức đặc biệt về phát triển, quản lý. Do đó, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ có nhiều thuận lợi.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ có nhiều điểm thuận lợi, tuy nhiên, thông qua Luật mới là bước đầu, vì đây là đạo luật về phân quyền. Công việc mà chính quyền TP Hà Nội sẽ phải triển khai rất lớn. "Dự thảo Luật có đến 80 nội dung phân quyền, bổ sung cho chính quyền thành phố. Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục ban hành để cụ thể hoá các cơ chế, chính sách này rất lớn"- đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ cho biết.

Do đó, khối lượng văn bản quy phạm pháp luật cần phải tiếp tục ban hành để cụ thể hóa các chính sách vẫn rất lớn. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể để thực thi hiệu quả những chính sách đã được “mở đường” trong Luật Thủ đô.

Cùng với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Quốc hội cho ý kiến, đây sẽ là những nền tảng pháp lý, cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới, để Thủ đô thực sự Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.