"Nghi án" lộ đề thi môn Ngữ văn: Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi, Bộ Công an vào cuộc xác minh

THU HÀ- HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Về việc ảnh chụp đề thi môn Văn xuất hiện trên mạng vào khoảng 8h ngày 28/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nắm bắt thông tin và chuyển thông tin cho Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an vào cuộc xác minh. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Trước khi hết giờ làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, trên mạng xã hội đã lan truyền đề thi văn được cho là đã chụp lại từ trong phòng thi.

Trước nghi án lộ đề thi môn Ngữ văn sáng 28/6, một số phụ huynh và thí sinh dự thi tỏ ra lo lắng.

Đề thi môn Ngữ văn năm 2023.

Theo chị Đặng Thị Thắm (Cổ Nhuế, Hà Nội), khi nghe mọi người nói về nghi vấn lộ đề thi môn Ngữ văn sáng nay, như các phụ huynh khác, chị cũng khá lo lắng và buồn cho các con, lo các con có phải thi lại hay không. Chị hi vọng đó chỉ là nghi vấn và vấn đề lộ đề thi không xảy ra, để việc thi cử của con đảm bảo công bằng, các con không phải thi lại.

Còn em Duy Anh, học sinh trường THPT Nguyễn Huệ cũng tin tưởng với sự kiểm tra an ninh chặt chẽ như năm nay, các học sinh không được mang các dụng cụ như máy ghi âm, tai nghe, điện thoại… vào phòng thi và phải có phòng chờ để các học sinh làm xong bài thi trước có thể ngồi lại trước khi kết thúc giờ thi để đảm bảo tính công bằng, thì thông tin đề thi Ngữ văn bị lộ ra ngoài chỉ là đồn đoán của mọi người, không thể lộ được. “Em tin vào tính an toàn, bảo mật của đề thi năm nay” – Duy Anh tin tưởng.

Đánh giá việc lộ đề thi ra ngoài là vấn đề nhức nhối, em Hà Trần Minh Quang, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai lại mong các điểm thi cần đảm bảo công bằng cho các thí sinh tham dự kỳ thi, cán bộ coi thi cần tăng cường giám sát, quản lý tại các phòng thi, đảm bảo bảo mật đề thi đến phút cuối cùng.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào (GD-ĐT) tạo quy định, quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và Attalt Địa lý Việt Nam khi thi môn Địa lý. Thí sinh không được mang các loại máy ghi âm, ghi hình, dù chỉ có chức năng ghi thông tin, không thể nghe, xem hay truyền tín hiệu. Điều này nhằm ngăn chặn những tiêu cực dễ xảy ra trong quá trình diễn ra kỳ thi. Ngoài ra, thay vì cho thí sinh rời khu vực sau khi hết 2/3 thời gian tự luận mà yêu cầu thí sinh ở lại phòng chờ suốt thời gian còn lại của buổi thi để đảm bảo không lọt đề ra ngoài trước thời gian kết thúc bài thi. Các em vẫn phải nộp lại bài kèm đề thi và giấy nháp cho cán bộ coi thi trước khi ra khỏi phòng và di chuyển đến phòng chờ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn kiểm tra tại điểm thi tỉnh Hưng Yên trong buổi thi môn Ngữ văn sáng 28/6.

Về việc ảnh chụp đề thi môn Văn xuất hiện trên mạng vào khoảng 8h ngày 28/6/2023, Thường trực Ban chỉ đạo cấp Quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho biết, Bộ GD- ĐT đã nắm bắt thông tin và chuyển thông tin cho Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an vào cuộc xác minh. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Thông tin trên không ảnh hưởng đến Kỳ thi vì khả năng tương tác chỉ ở một thí sinh.

Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT chưa ghi nhận có thông tin giải đề hoặc hướng dẫn giải đề từ bên ngoài vào phòng thi.

Bộ GD-ĐT đề nghị các Hội đồng thi tiếp tục tăng cường phương án phòng ngừa thiết bị công nghệ cao để hạn chế tối đa việc có thể gian lận trong phòng thi, quản lý chặt chẽ đề thi theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.