Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI:

Thông qua Nghị quyết về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ với các nghệ nhân, nghệ sỹ

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 8/12, tại Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”; Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội”.

Thông qua Nghị quyết về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ với các nghệ nhân, nghệ sỹ - ảnh 1
Các đại biểu nhấn nút biểu quyết thông qua nghị quyết

Nghị quyết được thông qua, phạm vi điều chỉnh gồm: Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú (tính từ lần phong tặng thứ nhất năm 2015 và các lần phong tặng tiếp theo) hiện còn sống và thực hiện các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Các Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội đảm bảo các điều kiện: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền TP Hà Nội cho phép thành lập theo các quy định hiện hành; là nơi Nghệ nhân và người tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào danh sách (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục có nguy cơ mai một cần bảo vệ khẩn cấp và di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội-trừ loại hình nghề thủ công truyền thống thuộc lĩnh vực Công Thương).

Người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội.

Nghị quyết cũng quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ một lần đối với Nghệ nhân Nhân dân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu là 40 triệu đồng; với Nghệ nhân Ưu tú được UBND TP phong tặng danh hiệu là 30 triệu đồng.

Về chế độ hỗ trợ đối với Câu lạc bộ tiêu biểu, cụ thể: Hỗ trợ lần đầu khi Câu lạc bộ được thành lập để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ 50 triệu đồng/câu lạc bộ; hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các Câu lạc bộ tiêu biểu hoạt động thường xuyên, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đạt hiệu quả 20 triệu đồng/câu lạc bộ/năm.

Chế độ hỗ trợ đối với nghệ nhân, người kế cận nắm giữ di sản tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở mức 80 nghìn đồng/người/buổi thực hành, tập luyện; mức 200 nghìn đồng/người/buổi biểu diễn phục vụ quảng bá, giới thiệu giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể theo chương trình, kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

Với nghệ nhân truyền dạy và người tham gia thực hành theo chương trình, kế hoạch của cấp có thẩm quyền tổ chức hỗ trợ mức 500 nghìn đồng/người/buổi Nghệ nhân Nhân dân truyền dạy; bồi dưỡng mức 300 nghìn đồng/người/buổi truyền dạy với Nghệ nhân Ưu tú.

Mức hỗ trợ tiền nước uống cho cả nhóm này có mức chung là 20 nghìn đồng/người/buổi.

Nghị quyết cũng quy định chế độ hỗ trợ đối với nghệ sỹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Nghệ sỹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” (do Hội đồng xét tặng “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú” TP Hà Nội đề xuất và được Chủ tịch nước phong tặng).

Mức chi hỗ trợ một lần đối với “Nghệ sỹ nhân dân” là 20 triệu đồng/người; Đối với “Nghệ sỹ ưu tú” mức hỗ trợ này là 15 triệu đồng/người.

Kinh phí thực hiện Nghị quyết này do Ngân sách cấp TP đảm bảo. HĐND TP giao cho UBND TP tổ chức thực hiện, giao Thường trực và các Ban HĐND TP, tổ ĐB HĐND TP và các ĐB HĐND TP giám sát thực hiện.

Trước đó, trình bày Tờ trình, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: TP Hà Nội là đơn vị có số lượng Nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú nhiều nhất cả nước. Sau 3 đợt phong tặng (năm 2015, năm 2019 và 2022), TP có 131 nghệ nhân với 18 Nghệ nhân Nhân dân và 113 Nghệ nhân Ưu tú. Các nghệ nhân là người nòng cốt, sinh hoạt, tổ chức truyền dạy, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, hình thành các câu lạc bộ tại địa phương, được cộng đồng tôn vinh. Cộng đồng này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội.

Theo khảo sát, đánh giá, dự kiến đến năm 2030 trên địa bàn TP có thể kiện toàn và đưa vào hoạt động khoảng 50 - 60 Câu lạc bộ đạt đủ điều kiện được quy định tại Nghị định 45 và các tiêu chí về Câu lạc bộ tiêu biểu.

Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có gần 200 nghệ sỹ, diễn viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”. Năm 2021, Hội đồng xét chọn TP Hà Nội thống nhất đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng đối với 44 nghệ sỹ, trong đó có 10 cá nhân đề nghị danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân” và 28 cá nhân đề nghị phong tặng “Nghệ sỹ ưu tú”.

Đây là những nghệ sỹ tài năng, có nhiều thành tích, cống hiến cho nghệ thuật Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đời sống vật chất hiện nay của phần lớn nghệ sỹ, diễn viên Thủ đô còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết hỗ trợ với nghệ sỹ là cần thiết nhằm động viên, khuyến khích kịp thời họ yên tâm công tác, nỗ lực hơn nữa trong sáng tạo nghệ thuật, để họ cống hiến lâu dài cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật và phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

(PNTĐ) - Từ ngày 10/5 đến 14/5,  nhận lời mời của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện biên bản biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào), Đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.