Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XVI:

Các đại biểu đề xuất cần có giải pháp cụ thể giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến lạm phát

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 8/12, tại Kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ đại biểu HĐND Thành phố.

Các đại biểu đề xuất cần có giải pháp cụ thể giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến lạm phát - ảnh 1
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trình bày báo cáo

Trước đó, chiều 7/12, HĐND Thành phố tổ chức thảo luận 5 tổ đại biểu về 5 nhóm nội dung: Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2023 của Thành phố; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; định mức phân bổ ngân sách thành phố Hà Nội và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025

Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2022; dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm 2023 (gồm phân bổ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư công năm 2023; Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 ngân sách cấp Thành phố); Phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND Thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các tổ đại biểu HĐND Thành phố đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, chất lượng với 55 lượt đại biểu phát biểu với gần 200 nội dung, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu HĐND. Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao sự chủ động, kỹ lưỡng, bám sát chỉ đạo của Thành ủy trong công tác chuẩn bị kỳ họp của Thường trực HĐND Thành phố.

Đánh giá cao các báo cáo, tờ trình của UBND Thành phố, đặc biệt chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; đồng thời cho rằng việc lựa chọn 5 nội dung quan trọng để đại biểu thảo luận là đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn cũng như những vấn đề cần quan tâm.

Các đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Thành phố trong triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy và của HĐND Thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH đã được xác định từ cuối năm 2021 và nội dung triển khai công tác năm 2022.

Trong bối cảnh tình hình chính trị của thế giới có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và suy thoái kinh tế; Thành phố đã tích cực tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 từ giai đoạn đầu năm và triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bức tranh kinh tế của Thủ đô có nhiều điểm sáng với kết quả nổi bật là: Hoàn thành toàn diện 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó vượt Kế hoạch 5 chỉ tiêu; tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 106,8% dự toán; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, du lịch được phục hồi với nhiều chỉ số tích cực…

Các đại biểu đề xuất cần có giải pháp cụ thể giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến lạm phát - ảnh 2
Quang cảnh kỳ họp

Thành phố đã quan tâm đến triển khai thực hiện công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…; triển khai nhiều dự án, công trình quan trọng trong năm bản lề thúc đẩy phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt là đánh giá nỗ lực của hệ thống chính trị Thành phố, Đoàn ĐBQH Thành phố trong việc phối hợp chặt chẽ với các tỉnh hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu để báo cáo Chính phủ và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô; phối hợp với các tỉnh ký giao ước thi đua hoàn thành GPMB để khởi công dự án, tạo cơ hội phát triển cho Thành phố và cả vùng trong tương lai gần.

Công tác cải cách hành chính của Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tổ chức sắp xếp, tinh giản biên chế tại các cơ quan, đơn vị cơ bản đã triển khai có hiệu quả.

Văn hóa - xã hội được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng được giữ vững.

Về những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ hơn để rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp trong nhiều năm. Trong đó các nhóm các dự án trọng điểm của TP triển khai còn chậm, chưa đạt yêu cầu theo cam kết, chỉ đạo, giám sát của Thành ủy và các Nghị quyết của HĐND TP.

Đại biểu đề nghị bổ sung, đánh giá làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của TP; có báo cáo cụ thể hơn, rõ hơn về việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chậm so với kế hoạch.

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn xảy ra, nhất là vi phạm trên đất công, đất nông nghiệp. Đề nghị có thống kê làm rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan) để có biện pháp xử lý và quản lý trong thời gian tới.

Bổ sung, báo cáo rõ về tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc làm, tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn TP để có các giải pháp năm 2023; Đại biểu đề nghị TP có biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý hiệu quả công tác quản lý nhà chung cư tái định cư, quỹ nhà chuyên dùng, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước còn bất cập.

Báo cáo rõ hơn nguyên nhân chậm thực hiện đánh giá trường chuẩn quốc gia và công nhận, công nhận lại các trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch, báo cáo tình trạng nhiều giáo viên công lập nghỉ việc, thôi việc, nhất là giáo viên mầm non. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại bệnh viện công trên địa bàn TP...

Các đại biểu cũng đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 như: Có giải pháp cụ thể để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến lạm phát; tập trung thực hiện kịp thời các giải pháp vĩ mô để tháo gỡ điểm nghẽn trong lưu thông tiền tệ và giao dịch bất động sản.

Đặc biệt, cần có các dự báo và giải pháp ứng phó với sự đổ vỡ của trái phiếu, thị trường bất động sản; rà soát tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn năng lực thực hiện...

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, đại biểu đề xuất UBND TP tổ chức hội nghị đối thoại để TP được nghe các doanh nghiệp kiến nghị, đề xuất cụ thể: Tập trung chỉ đạo quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong triển khai các dự án đầu tư công, các công trình trọng điểm của TP và nâng cao tỷ lệ giải ngân của TP; đẩy nhanh công tác GPMB để thực hiện dự án đầu tư, trong đó có dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và nhanh chóng hoàn thành và thực hiện Đề án khai thác hiệu quả quỹ đất 2 bên đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thực hiện các dự án tái định cư để đảm bảo quá trình GPMB đúng tiến độ.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy, phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ-trong đó có các chính sách hỗ trợ quy hoạch làng nghề và hoạt động của các làng nghề trên địa bàn TP; Tập trung giải quyết các nội dung liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu để khai thác hiệu quả hơn nguồn lực từ đất đai.

Tăng cường công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, đặc biệt là quản lý khai thác cát sỏi lòng sông, bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng và quản lý giá vật liệu xây dựng trên địa bàn TP...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.