BV Bệnh Nhiệt đới TƯ: Cứu sống bệnh nhân Covid-19 nguy kịch nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật cao

Chia sẻ

Trước đó, sau khi mắc Covid-19, tình trang bệnh nhan tiến triển nặng, tiên lượng xấu. Để điều trị, bác sĩ phải sử dụng phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực với kỹ thuật ECMO, thở máy bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokines, chống đông phòng huyết khối, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng...

Bệnh nhân N.H.G trước giờ xuất viện.Bệnh nhân N.H.G trước giờ xuất viện. (Ảnh: Đặng Thanh)

Bệnh nhân là anh N.H.G (47 tuổi, trú tại Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh), tiền sử không có bệnh nền. Bệnh nhân phát hiện dương tính ngày 7/5/2021. Sau quá trình điều trị 11 ngày ở tuyến dưới bệnh nhân tiến triển nặng, tiên lượng xấu, bệnh nhân được chuyển viện cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 18/5/2021.

Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, tức ngực, khó thở tăng dần, co kéo cơ hô hấp, mặc dù được thở oxy lưu lượng cao nhưng bệnh nhân vẫn không đảm bảo tình trạng oxy máu. Các bác sĩ lập tức can thiệp đặt ống Nội khí quản, đặt máy thở xâm nhập kỹ thuật cao với ôxy 100%, sau can thiệp bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực.

Mặc dù được can thiệp kịp thời, nhưng bệnh nhân suy hô hấp tiến triển nặng rất nhanh, bệnh nhân đi vào tình trạng suy hô hấp nguy kịch, hệ thống tuần hoàn suy sụp, HA thấp phải duy trì thuốc vận mạch, tình trạng toan máu hỗn hợp, tổn thương gần như hoàn toàn 2 cả hai bên phổi (vùng thông khí dưới 10% phổi).

Ngay khi bệnh nhân vào khoa Hồi sức tích cực, Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Đình Phú Trưởng khoa Hồi sức tích cực, đã cùng các bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân và quyết định phải thực hiện cấp cứu kỹ thuật ECMO may mới có thể cứu vãn tình sinh mạng người bệnh. Đây là kỹ thuật giúp thay thế chức năng tim phổi, đưa ôxy trực tiếp vào máu để giúp duy trì sự sống của người bệnh.

Các thầy thuốc bắt tay ngay vào việc thực hiện ECMO và sau 90 phút hết sức khẩn trương, phối hợp các biện pháp hồi sức để duy trì sinh mạng người bệnh, hệ thống ECMO đã được thực hiện thành công, giúp bệnh nhân tạm thời thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhân được theo dõi, đánh giá liên tục và sử dụng phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực với kỹ thuật ECMO, thở máy bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokines, chống đông phòng huyết khối, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng.

Đến 30/5/2021, sau 12 ngày điều trị hồi sức tích cực với hệ thống ECMO, thở máy và 6 lần lọc máu hấp phụ Cytokines, chức năng phổi và toàn trạng bệnh nhân dần hồi phục, bệnh nhân được cai được ECMO.

Ngày 05/6/2021, sau 18 ngày hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân và chức năng phổi hồi phục tốt, bênh nhân hoàn toàn tỉnh táo và được cai thở máy thành công, mang đến niềm vui, sự phấn khởi cho toàn thể khoa Hồi sức tích cực.

Đây là bệnh nhân chạy ECMO đầu tiên khỏi bệnh và là ca bệnh nguy kịch thứ 20 được điều trị hồi phục ra khỏi khoa Hồi sức tích cực trong đợt dịch này. Hiện tại khoa Hồi sức tích cực vẫn còn 27 bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó có 7 bệnh nhân đã cai thở máy, 20 bệnh nhân vẫn cần thở máy với 6 ca chạy ECMO và nhiều bệnh nhân phải lọc máu hấp phụ cytokines.”

Tuy vậy, niềm vui chưa được bao lâu thì chiều ngày 07/6 bệnh nhân đột ngột suy hô hấp, các thầy thuốc cấp cứu đặt lại nội khí quản thở máy. Với diễn biến đột ngột và qua thăm khám, đánh giá các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã bị biến chứng Nhồi máu phổi, một biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau cai ECMO.

Sau khi hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, chuyên gia về nhồi máu phổi và tiến hành ngay điều trị huyết khối động mạch phổi cho người bệnh. Huyết khối động mạch phổi là biến cố nguy hiểm, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 70%.

May mắn sau 2 ngày điều trị tích cực theo hướng huyết khối động mạch phổi, tình trạng suy hô hấp hồi phục, bệnh nhân bỏ được thở máy, chuyển thở oxy kính. Tình trạng bệnh nhân dần hồi phục, bỏ được thở ô xy, tự vận động được ngày một khá hơn.

Đến hôm nay, 28/6/2021, sau 40 ngày hồi sức tích cực, trải qua 12 ngày ECMO, 18 ngày thở máy, 15 ngày thở oxy, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, thể trạng tốt, xét nghiệm SarCoV2 âm tính 3 lần liên tiếp, bệnh nhân được ra viện trong niềm hân hoan, hạnh phúc của toàn thể thầy thuốc khoa Hồi sức tích cực.

Chia sẻ trong ngày ra viện, bệnh nhân N.H.G cho biết:Em rất vui và xúc động. Em không biết nói gì hơn là gửi lời cảm ơn tơi Ban lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cùng các Bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực đã nhiệt tình cứu chữa, giúp em sống lại lần 2.

Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ: “ Quá trình điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, mặc dù đã tiên lượng, phòng ngừa và theo dõi sát sao, các biến cố vẫn xảy ra và các thầy thuốc không có cách nào là phải theo sát liên tục diễn biến của bệnh nhân dù là nhỏ nhất để kịp thời phát hiện và xử trí. Điều này đã góp phần quan trọng giúp cứu sống bệnh nhân, người từng nhiều lần đến ngưỡng cửa tử thần.

Trong ngày hôm nay còn có 10 bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khỏi bệnh được xuất viện trở về gia đình tiếp tục cách ly theo quy định.

 THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.