Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Viêm màng não mô cầu được xếp là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm. Bệnh nguy hiểm khi gây tử vong nhanh chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên và cứ 2 trong số 10 người mắc bệnh sẽ gặp các di chứng như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ… suốt đời.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu ca mắc viêm màng não do não mô cầu, khoảng 50% bệnh nhân mắc não mô cầu sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dù được chữa trị tích cực, mỗi năm thế giới vẫn có khoảng 135.000 ca tử vong, lên đến 15% số ca mắc.

Đáng nói, bệnh não mô cầu xuất hiện quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi, có thể bùng phát thành dịch ở những nơi tập trung đông người như doanh trại, ký túc xá sinh viên, trường học, nhà trẻ, nhà máy, công sở…

Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu - ảnh 1
Tiêm chủng vắc xin là giải pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu hiệu quả

Mới đây nhất, ngày 4/4, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết vừa cấp cứu một trường hợp bé gái 5 tuổi (phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) bị viêm màng não do não mô cầu.

Trước đó, ngày 29/3, khi đi học về, bé có triệu chứng sốt cao sau đó nổi ban ửng đỏ toàn thân, uống thuốc không hạ sốt nên được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu. Lúc nhập viện, bé sốt cao, nổi ban xung huyết vùng cánh tay hai bên, lưng, bụng, xuất huyết dưới da chưa rõ nguyên nhân kèm theo viêm họng.

Bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để điều trị tiếp. Ngày 2/4, bệnh nhi được lấy mẫu dịch não tủy xét nghiệm PCR, kết quả nhiễm vi khuẩn não mô cầu Neisseria Meningitidis. CDC Tây Ninh cũng tiến hành giám sát trường mầm non nơi bé theo học để điều tra, xử lý, tránh dịch não mô cầu lây lan.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM cho biết, khác với các bệnh mạn tính có thời gian tiến triển dài, viêm màng não mô cầu có thể khởi phát rất đột ngột với các triệu chứng như sốt, xuất hiện ban đỏ hay còn gọi là tử ban sau đó lan ra nhanh chóng, lúc này tính mạng của người bệnh chỉ còn tính bằng giờ.

Có đến 20% bệnh nhân sống sót sau viêm màng não do não mô cầu phải chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như hoại tử da gây sẹo, cắt cụt chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển tâm thần và hành vi… Chi phí điều trị một ca bệnh do não mô cầu cũng rất tốn kém, có thể lên đến hàng tỷ đồng và phải sử dụng nhiều thiết bị, nhân lực, chi phí, chưa kể gánh nặng chăm sóc về sau cho người bệnh tàn tật.

Do đó, viêm màng não còn được gọi là “bệnh tử 24 giờ”, tức người bệnh có thể tử vong trước cả 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. Theo bác sĩ Khanh, vi khuẩn não mô cầu gây ra hai bệnh thường gặp và nặng nề nhất là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra có thể gây viêm ở các vị trí ngoài màng tim, niệu đạo, phổi, kết mạc, khớp…

“Việc bỏ ra chi phí cho việc tiêm vắc xin hiện nay không đáng kể so với chi phí điều trị và phát sinh khi mắc não mô cầu. Hiện các nhóm huyết thanh gây bệnh viêm màng não mô cầu phổ biến ở Việt Nam gồm A, B, C, Y, W-135 đã có vắc xin phòng ngừa, trong đó vắc xin não mô cầu B thế hệ mới được sản xuất theo công nghệ tiên tiến tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, giúp phòng ngừa sớm và hiệu quả trên nhóm B cao hơn” - bác sĩ Khanh cho hay.

Liên quan đến vấn đề tiêm chủng, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa đầy đủ 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu nguy cơ cao gây bệnh gồm vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero) của Ý, nhóm BC (Mengoc BC) của Cuba và nhóm A, C, Y, W-135 (Menactra) của Mỹ.

Hiện VNVC là hệ thống tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam có vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới Bexsero và là hệ thống tiêm chủng duy nhất có đầy đủ cả 3 loại vắc xin phòng viêm màng não mô cầu B, BC, ACYW-135 tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi để tiêm lẻ hoặc tiêm trọn gói.

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.