Hơn 101.600 đơn vị máu đã được hiến tặng sau 58 ngày “Hành trình Đỏ” tại 42 tỉnh thành

Chia sẻ

Dù không thể hội quân để đánh dấu sự về đích của chặng đường dài trong gần 2 tháng qua, “Hành trình Đỏ” năm 2020 vẫn đạt những kết quả rất ấn tượng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thời gian dài nhất (58 ngày - từ 6/6 - 2/8), nhiều địa phương tham gia nhất (42 tỉnh, thành phố), thu được hơn 101.600 đơn vị máu.

Sáng 2/8, đông đảo người có mặt tại Trung tâm Hội nghị quốc gia để tham gia hiến máu nhân đạo.Sáng 2/8, đông đảo người có mặt tại Trung tâm Hội nghị quốc gia để tham gia hiến máu nhân đạo. (Ảnh: BVCC)

Tại Hà Nội, chương trình hiến máu “Giọt hồng tri ân” được Viện Huyết học -Truyền máu TW phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP Hà Nội và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức vào 2 ngày từ 1 - 2/8/2020.

Hà Nội là địa phương thứ 42, cũng là địa phương cuối cùng tham gia tổ chức Hành trình Đỏ lần thứ VIII – năm 2020.Hà Nội là địa phương thứ 42, cũng là địa phương cuối cùng tham gia tổ chức Hành trình Đỏ lần thứ VIII – năm 2020. (Ảnh: BVCC)

Chương trình được diễn ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới của các ca bệnh COVID-19 đang ngày càng tăng tại Việt Nam nên yêu cầu cấp thiết là vừa đảm bảo hiến máu an toàn, bổ sung lượng máu dự trữ cho tháng 8, vừa tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch.

Nhiều ông bố, bà mẹ không ngại ngần đem theo các con mình tới chương trình hiến máu nhân đạo ý nghĩa này.Nhiều ông bố, bà mẹ không ngại ngần đem theo các con mình tới chương trình hiến máu nhân đạo ý nghĩa này. (Ảnh: BVCC)

Ở tất cả các điểm hiến máu, đặc biệt tại Hà Nội, Viện đã tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho người hiến máu trong thời điểm dịch COVID-19: Xây dựng phương án tổ chức hiến máu tại nhiều địa điểm với thời gian dài hơn, đảm bảo giãn cách; Bố trí điểm hiến máu rộng rãi, thoáng khí; Bố trí các ghế lấy máu cách xa nhau khoảng 1 mét; Vệ sinh phòng lấy máu, giường lấy máu, các bề mặt, bàn, ghế định kỳ.

Người tới tham gia hiến máu được bảo đảm giãn cách và tuân thủ đầy đủ biện pháp phòng dịch.Người tới tham gia hiến máu được bảo đảm giãn cách và tuân thủ đầy đủ biện pháp phòng dịch. (Ảnh: BVCC)

Người tới hiến máu cũng được đo nhiệt độ trước khi đăng ký hiến máu; Người hiến máu và nhân viên y tế thực hiện đeo khẩu trang đúng quy cách, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn; người hiến máu được đề nghị trả lời trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19…

Nhân viên y tế đo nhiệt độ cho những tình nguyện viên tham gia hiến máu nhân đạo.Nhân viên y tế đo nhiệt độ cho những tình nguyện viên tham gia hiến máu nhân đạo. (Ảnh: BVCC)

Trong gần 02 tháng, “Hành trình Đỏ” 2020 đã diễn ra sôi nổi, rực rỡ tại tất cả các địa phương. Sắc màu và thanh âm sống động của Hành trình Đỏ đã nhuộm thắm khắp mọi miền đất nước, từ địa đầu Móng Cái đến tận đất mũi Cà Mau, từ Tây Bắc hùng vĩ, Tây Nguyên nắng gió đến miền biển sôi động, từ các thành phố lớn đến các huyện vùng xa.

Dù trời mưa, vẫn có rất nhiều tình nguyện viên tới tham gia hiến máu nhân đạo tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội.Dù trời mưa, vẫn có rất nhiều tình nguyện viên tới tham gia hiến máu nhân đạo tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội. (Ảnh: BVCC)

Ngoài Hà Nội, “Hành trình Đỏ” 2020 còn được tổ chức tại 41 tỉnh, thành phố khác: Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hải Dương, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều địa phương tham gia Nhiều địa phương tham gia "Hành trình Đỏ" 2020 đã thu được nhiều kết quả ấn tượng về lượng đơn vị máu hiến tặng. (Ảnh: BVCC)

Với mục tiêu ban đầu là tiếp nhận 80.000 đơn vị máu, nhờ sự phối hợp và vào cuộc trách nhiệm của các địa phương, chương trình đã tổ chức được 302 điểm hiến máu, bao gồm các ngày hội chính và các điểm hiến máu hưởng ứng với trên 101.600 đơn vị máu đã được hiến tặng.

Theo dự kiến ban đầu, Hà Nội sẽ thu được hơn 5.500 đơn vị máu sau 2 ngày diễn ra chương trình Theo dự kiến ban đầu, Hà Nội sẽ thu được hơn 5.500 đơn vị máu sau 2 ngày diễn ra chương trình "Giọt hồng tri ân". (Ảnh: BVCC)

Nhiều địa phương đã có những kết quả hết sức ấn tượng, thu được trên 4.000 đơn vị máu trong gần 2 tháng tổ chức như: Thanh Hóa (6.589 đơn vị máu), Hà Nội (dự kiến 5.500 đơn vị máu), Đà Nẵng (4.768 đơn vị máu), Hải Dương (4.467 đơn vị máu), Nghệ An (4.439 đơn vị máu), Hải Phòng (4.095 đơn vị máu), Tây Ninh (4.055 đơn vị máu)…

Hơn 101.600 đơn vị máu đã được hiến tặng sau 58 ngày “Hành trình Đỏ” tại 42 tỉnh thành - ảnh 9"Hành trình Đỏ cũng" là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động tôn vinh các tập thể, cá nhân hiến máu tiêu biểu. (Ảnh: BVCC)

Nhiều địa phương đã đưa ngày hội hiến máu về với các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới hoặc đã tổ chức "Hành trình Đỏ mini” với đoàn tình nguyện viên tham gia chuỗi hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu qua nhiều huyện (tỉnh Kiên Giang, An Giang). "Hành trình Đỏ cũng" là dịp để các địa phương lồng ghép hoạt động tôn vinh các tập thể, cá nhân hiến máu tiêu biểu.

Những đơn vị máu quý giá thu được trong chương trình Những đơn vị máu quý giá thu được trong chương trình "Giọt hồng tri ân" tổ chức tại Hà Nội, sáng 2/8. (Ảnh: BVCC)

TS. BS. Bạch Quốc Khánh - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trưởng Ban tổ chức Hành trình Đỏ 2020 cho biết: “Thiên tai, dịch bệnh luôn là thách thức đe dọa tới những kết quả của phong trào hiến máu tình nguyện nói riêng và dịch vụ truyền máu nói chung. Bằng chứng là mỗi khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta thì ngay lập tức ở nhiều địa phương, các lịch hiến máu liên tiếp bị hoãn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những giọt máu tình nguyện có ý nghĩa đặc biệt với người bệnh và ngành y tế.Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những giọt máu tình nguyện có ý nghĩa đặc biệt với người bệnh và ngành y tế. (Ảnh: BVCC)

Chính vì vậy, thành công của Hành trình Đỏ năm nay không chỉ vượt xa sự mong đợi của Ban tổ chức bởi đó là hành trình lớn nhất: về số địa phương tham gia, về số đơn vị máu; mà còn có ý nghĩa đặc biệt khi Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các địa phương vừa cùng ngành y tế chống dịch, vừa phối hợp chặt chẽ tổ chức hiến máu phù hợp với nhu cầu sử dụng máu.

Dù gặp không ít thách thức bởi tác động của dịch bệnh, Dù gặp không ít thách thức bởi tác động của dịch Covid-19, "Hành trình Đỏ" 2020 vẫn có kết quả ấn tượng. (Ảnh: BVCC)

Dù không thể hội quân để đánh dấu sự về đích của chặng đường dài trong gần 2 tháng qua nhưng Ban tổ chức vẫn thật tự hào, biết ơn tinh thần tình nguyện của hàng vạn tấm lòng nhân ái từ khắp mọi miền đã trao giọt máu đào và sự chung sức, sẻ chia của các đồng chí lãnh đạo các cấp, các tình nguyện viên và các đơn vị phối hợp”.

Qua 8 năm tổ chức, đã có 54 tỉnh, thành phố tham gia Hành trình Đỏ. Trong đó, 5 địa phương tham gia xuyên suốt cả 8 kỳ Hành trình Đỏ là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng. Lần đầu tiên các tỉnh: Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh tổ chức sự kiện này trong năm 2020.

 THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.