Quá sớm để khẳng định Covid-19 giống bệnh cúm mùa

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đây là nhận định của TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam trong buổi cung cấp thông tin với báo chí liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 do WHO phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chiều 8/5.

Cụ thể, trả lời báo chí về việc: "Với tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn câu (PHEIC), WHO khuyến nghị như thế nào về phân nhóm bệnh đối với Covid-19?", TS. Angela Pratt nêu rõ: "Tôi luôn giữ khẩu trang bên mình, điều này có nghĩa là Covid-19 không biến mất mà luôn ở bên cạnh mình".

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng lý giải thêm về lý do WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC), theo đó hiện nay tình trạng thích ứng với Covid-19 đã tốt hơn, mức độ nghiêm trọng lây truyền của dịch bệnh đã giảm, tương tự số ca nhập viện, ca nặng cũng giảm. Nhưng như vậy không có nghĩa Covid-19 không còn là mối đe dọa hay Covid-19 ít nguy hiểm hơn. WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa là chúng ta chấm dứt đại dịch Covid-19.

Quá sớm để khẳng định Covid-19 giống bệnh cúm mùa - ảnh 1
TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khuyến nghị những vấn đề liên quan phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam trong thời gian tới

Trước câu hỏi, nếu chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B thì liệu có nên coi Covid-19 như bệnh cúm mùa? Trưởng đại diện WHO phân tích, có điểm tương đồng giữa Covid-19 và cúm mùa. Tuy vậy Covid-19 không theo mùa, trong khi cúm mùa thường vào mùa đông. Covid-19 đã xuất hiện ở các nước, nhiều khu vực khác nhau. 

Do đó, Covid-19 vẫn là căn bệnh vô cùng mới. Chúng ta mới chỉ có 4 năm làm quen với Covid-19. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về Covid-19. Có thể nói rằng quá sớm để khẳng định Covid-19 giống như bệnh cúm mùa. "Đây không phải là lúc chúng ta nghỉ ngơi, số ca mắc vẫn tăng, vẫn có ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và vẫn có tử vong. Vì thế, dù miễn dịch trong cộng đồng do mắc phải và tiêm vaccine cao nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác và có biện pháp thích hợp" - TS Angela Pratt nhấn mạnh.

Để công tác chống dịch phát huy hiệu quả hơn nữa, TS Angela Pratt đã đưa ra 7 khuyến nghị với Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh việc đưa tiêm phòng Covid-19 vào tiêm chủng quốc gia – tiêm chủng suốt đời; tiếp tục tăng cường tích hợp các hoạt động giám sát theo dõi các bệnh lý hô hấp; vẫn tiếp tục truyền thông, luôn huy động sự tham gia của cộng đồng...

TS. Angela Pratt cũng bày tỏ đánh giá cao các biện pháp ứng phó của Việt Nam với Covid-19. Ngay từ khi dịch bùng phát, Việt Nam đã có nhiều biện pháp ứng phó với Covid-19. Với tất cả các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai đã giúp Việt Nam thành công trong phòng chống dịch. Ngay từ khoảng cuối năm 2021 đến nay, Việt Nam đã chuyển biện pháp ứng phó với Covid-19 để vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Sởi ở người lớn

Sởi ở người lớn

(PNTĐ) - Không còn là căn bệnh “của trẻ con”, sởi đang quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lớn. Nhiều bệnh nhân trưởng thành nhập viện trong tình trạng nguy kịch, gặp các biến chứng như viêm phổi nặng, tiêu chảy cấp, thậm chí suy hô hấp tiến triển (ARDS) phải can thiệp bằng kỹ thuật ECMO.
Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

(PNTĐ) - Mới đây, Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đến thăm, khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.