Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng giảm so với tuần trước

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 24/5 đến 31/5, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết, 72 ca mắc tay chân miệng, số mắc giảm so với tuần trước đó. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận 16 ca mắc ho gà, tăng 14 ca so với tuần trước.

Cụ thể, trong tuần ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong; giảm 2 ca so với tuần trước (23/0). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 711 ca mắc, 0 ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (327/0).

Trong tuần, ghi nhận 1 ổ dịch mới tại phố Huế, Hai Bà Trưng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 8 ổ dịch, hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động tại Đồng Tháp, Đan Phượng và tại phố Huế, Hai Bà Trưng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị giám sát 9 ổ dịch sốt xuất huyết cũ, trong đó 8/9 ổ dịch cũ có chỉ số nguy cơ cao.

Tuần qua, thành phố ghi nhận 72 ca mắc tay chân miệng, 0 ca tử vong, giảm 4 ca mắc so với tuần trước (76/0). Bệnh nhân ghi nhận tại 24 quận, huyện, trong đó các đơn vị có nhiều ca mắc trong tuần, gồm: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Mê Linh. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.393 ca mắc, 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (700/0).

Trong tuần, không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng, giảm 4 ổ dịch so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 37 ổ dịch, hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại Hoàn Kiếm và Ba Vì.

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng giảm so với tuần trước - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Số ca mắc ho gà ghi nhận trong tuần là 16 trường hợp, 0 ca tử vong, tăng 14 ca so với tuần trước (2/0). Bệnh nhân phân bố tại 14 quận, huyện gồm: Hoài Đức, Hoàng Mai, Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Xuân, Ứng Hòa. Cộng dồn năm 2024, Hà Nội ghi nhận 98 ca mắc tại 25 quận, huyện, thị xã; 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0).

CDC Hà Nội đánh giá, các ca mắc ho gà ghi nhận từ đầu năm đến nay đều là ca bệnh tản phát, không phát sinh ổ dịch, thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện rải rác ca bệnh, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Đối với các loại dịch bệnh khác, trong tuần qua ghi nhận 1 trường hợp mắc uốn ván (bệnh nhân nam, 58 tuổi, địa chỉ tại Gia Lâm, có vết thương tại ngón tay trái hoại tử, không tiêm phòng uốn ván), 0 ca tử vong. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 8 trường hợp, 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (6/1).

Ngoài ra, các dịch bệnh Sởi, Liên cầu lợn, Rubella, Viêm não Nhật Bản, Não mô cầu không ghi nhận trong tuần.

Theo CDC Hà Nội nhận định, thời tiết hiện nay tạo điều kiện thuật lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết; tăng cường chỉ đạo các đơn vị y tế và giáo dục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc, xử lý ổ dịch nhanh chóng, không để phát sinh ổ dịch trong trường học tư thục, các nhóm trẻ nhận trông trẻ trong dịp hè.

Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như: Tay chân miệng, Ho gà, Thủy đậu, Sởi, Rubella…, khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Đồng thời, thành phố chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời. Tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15-6) năm 2024 cấp thành phố tại huyện Đan Phượng.

Giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại: Ba Vì, Cầu Giấy, Thanh Oai, Thanh Xuân, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Sóc Sơn. Tiếp tục tổ chức biện pháp xử lý ổ dịch tại xã Đồng Tháp, Đan Phượng.

Cùng với đó, tiếp tục giám sát vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố; tăng cường kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc để có biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.