Thêm 3 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương liên quan đến ổ dịch Kim Thành

Chia sẻ

Tính từ 18h ngày 22/02 đến 6h ngày 23/02, cả nước có thêm 3 ca mắc mới (BN2393-2395) ghi nhận trong nước tại Hải Dương.

Thêm 3 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương liên quan đến ổ dịch Kim Thành - ảnh 1

Tính đến 6h ngày 23/02, Việt Nam có tổng cộng 1496 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 803 ca.

Thông tin ca mắc mới: 

CA BỆNH 2393-2395 (BN2393-2395): là các trường hợp F1, liên quan đến ổ dịch xã Kim Liên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đều đã được cách ly tập trung trước đó. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 107.685, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 596 người; Cách ly tập trung tại cơ sở khác 12.628 người; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 94.461 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính với SARS-CoV-2: Lần 1: 69 người; Lần 2: 39 người; Lần 3: 55 người. Số ca tử vong: 35 ca. Số ca điều trị khỏi: 1.717 ca.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

(PNTĐ) - Sốt xuất huyết Dengue đang trở thành thách thức y tế nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, với gần 4 tỷ người nằm trong vùng nguy cơ và hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay đã ghi nhận gần 23.000 ca mắc và 5 trường hợp tử vong, cho thấy nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, nhất là trong bối cảnh "dịch chồng dịch".
Viêm da do sứa biển

Viêm da do sứa biển

(PNTĐ) - Mùa du lịch biển đang đến, nguy cơ vô tình bị viêm da do tiếp xúc với sứa trong khi tắm biển là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, việc "bỏ túi" cho bản thân và gia đình kiến thức về nhận biết triệu chứng, cách xử trí ban đầu khi dị ứng do sứa biển là rất cần thiết, giúp giảm tình trạng nặng của mức độ viêm...
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Đừng để chính sách chỉ là “lời cảnh tỉnh” vô nghĩa! ​

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Đừng để chính sách chỉ là “lời cảnh tỉnh” vô nghĩa! ​

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, trong đó đề xuất mức thuế suất 8% đối với nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5gram/100ml, áp dụng từ năm 2027 và tăng lên 10% vào năm 2028. Tuy nhiên, đề xuất này đang gây ra những tranh luận gay gắt và lo ngại sâu sắc từ các chuyên gia y tế, tổ chức quốc tế và nhiều đại biểu Quốc hội. Giới phân tích cho rằng, mức thuế 8% là quá thấp, không đủ sức răn đe để kiểm soát và giảm tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe.