Thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào dược liệu: Gắn kết nghiên cứu và thực tiễn vì sức khỏe cộng đồng

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, việc tăng cường hợp tác giữa các viện nghiên cứu và hệ thống triển khai thực tiễn đang mở ra hướng đi mới cho ngành dược liệu tại Việt Nam.

Mới đây, Viện Công nghệ Tiên tiến (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Công ty TNHH Công nghệ cao Sinh hóa Dược (Biochempha) và FPT Long Châu đã ký kết một bản ghi nhớ, hợp tác, nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị trong chuỗi nghiên cứu – sản xuất – triển khai.

Trong đó, các đơn vị nghiên cứu đảm nhiệm vai trò phát triển sản phẩm trên nền tảng khoa học hiện đại, trong khi hệ thống triển khai đóng vai trò cầu nối giữa thành quả khoa học với nhu cầu thực tiễn của người dân.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào dược liệu: Gắn kết nghiên cứu và thực tiễn vì sức khỏe cộng đồng - ảnh 1
Đại diện các bên ký kết hợp tác chiến lược phát triển các sản phẩm dược liệu có ứng dụng công nghệ cao.

Đáng chú ý, sự hợp tác lần này không chỉ dừng lại ở việc phát triển các sản phẩm dược liệu có ứng dụng công nghệ cao, mà còn hướng tới mục tiêu lớn hơn: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường chuyển giao tri thức và kết nối hiệu quả giữa đội ngũ trí thức khoa học với các lĩnh vực sản xuất và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đây được xem là một bước đi cụ thể trong quá trình hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển đội ngũ trí thức và thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào đời sống.

Với nền tảng nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực dược liệu và y sinh, Viện Công nghệ Tiên tiến và các đối tác kỳ vọng sẽ tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được phát triển minh bạch và kiểm chứng chặt chẽ về hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống phân phối rộng khắp và đội ngũ chuyên môn sâu, các sản phẩm này sẽ đến được với người dân nhanh chóng và đúng chuẩn khoa học.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai thực tiễn được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa phòng thí nghiệm và đời sống, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng một cách toàn diện và bền vững. Các bên cũng xác định, đây là định hướng hợp tác lâu dài, gắn với trách nhiệm xã hội, đặt lợi ích cộng đồng làm trung tâm, và không ngừng nâng cao chuẩn mực trong ngành dược liệu hiện đại.

Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm từ dược liệu không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị, mà còn đảm bảo tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc – yếu tố ngày càng được người tiêu dùng quan tâm trong bối cảnh thị trường chăm sóc sức khỏe phát triển nhanh và phức tạp.

Thông qua hợp tác này, các bên thể hiện tầm nhìn chung hướng tới một Việt Nam phồn thịnh, nơi mỗi người dân đều có cơ hội tiếp cận các giải pháp y tế hiện đại, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho vai trò, trách nhiệm và trí tuệ của đội ngũ trí thức trong việc triển khai các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

Báo động sốt xuất huyết: Nguy cơ gia tăng hiện hữu và lời kêu gọi hành động đa ngành

(PNTĐ) - Sốt xuất huyết Dengue đang trở thành thách thức y tế nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, với gần 4 tỷ người nằm trong vùng nguy cơ và hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm. Riêng tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay đã ghi nhận gần 23.000 ca mắc và 5 trường hợp tử vong, cho thấy nguy cơ bùng phát dịch vẫn hiện hữu, nhất là trong bối cảnh "dịch chồng dịch".
Viêm da do sứa biển

Viêm da do sứa biển

(PNTĐ) - Mùa du lịch biển đang đến, nguy cơ vô tình bị viêm da do tiếp xúc với sứa trong khi tắm biển là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, việc "bỏ túi" cho bản thân và gia đình kiến thức về nhận biết triệu chứng, cách xử trí ban đầu khi dị ứng do sứa biển là rất cần thiết, giúp giảm tình trạng nặng của mức độ viêm...
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Đừng để chính sách chỉ là “lời cảnh tỉnh” vô nghĩa! ​

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Đừng để chính sách chỉ là “lời cảnh tỉnh” vô nghĩa! ​

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, trong đó đề xuất mức thuế suất 8% đối với nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5gram/100ml, áp dụng từ năm 2027 và tăng lên 10% vào năm 2028. Tuy nhiên, đề xuất này đang gây ra những tranh luận gay gắt và lo ngại sâu sắc từ các chuyên gia y tế, tổ chức quốc tế và nhiều đại biểu Quốc hội. Giới phân tích cho rằng, mức thuế 8% là quá thấp, không đủ sức răn đe để kiểm soát và giảm tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe.