Bệnh viện Đa khoa Hà Đông:

Cập nhật kiến thức mới trong hồi sức cấp cứu chống độc

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 29/6, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu-Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tổ chức Hội thảo khoa học Cập nhật về cấp cứu ngừng tuần hoàn – hạ thân nhiệt sốc nhiễm khuẩn trong hồi sức cấp cứu chống độc.

Tham dự và chủ trì Hội thảo có Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Đào Thiện Tiến - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông; PGS.TS Đặng Quốc Tuấn - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu-Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu-chống độc Bệnh viện Bạch Mai.

Đặc biệt hội thảo còn có sự tham dự của gần 200 đại biểu là các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, các bệnh viện tuyến dưới, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông và các Trung tâm Y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Cập nhật kiến thức mới trong hồi sức cấp cứu chống độc - ảnh 1
Các đại biểu tham dự hội thảo

 Phát biểu khai mạc Hội thảo BSCKII Cao Đức Chinh – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông bày tỏ sự vui mừng được sự giúp đỡ trực tiếp của Hồi sức cấp cứu-Chống độc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Bệnh viện vinh dự được tổ chức Hội thảo khoa học Cập nhật về cấp cứu ngừng tuần hoàn – hạ thân nhiệt sốc nhiễm khuẩn trong hồi sức cấp cứu chống độc.

Bác sĩ Chinh nhấn mạnh “Chúng tôi hy vọng rằng, sẽ có nhiểu buổi Hội thảo khoa học này được tổ chức tại Bệnh viện để các đồng nghiệp thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin mới về chuyên ngành này nhằm phục vụ người bệnh một cách tốt nhất”.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe ThS.BSNT Nguyễn Quốc Linh – Trung tâm cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về chuyên ngành Cập nhật cấp cứu ngừng tuần hoàn; TS Nguyễn Tuấn Đạt – Trung tâm cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) giới thiệu về Hạ thân nhiệt trong hồi sức; TS Phạm Thế Thạch – Phó Giám đốc TT Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cập nhật chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn; BSCKI – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) báo cáo ca lâm sàng lọc máu điều trị ngộ độc Pheformin.

Hội thảo khoa học Cập nhật về cấp cứu ngừng tuần hoàn – hạ thân nhiệt sốc nhiễm khuẩn trong hồi sức cấp cứu chống độc là dịp để các giáo sư, bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu.

Đồng thời, các chuyên gia, các bác sỹ có cơ hội được tiếp cận với những báo cáo, đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao, cập nhật những những thông tin mới, kỹ thuật mới trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Sữa giả hoành hành: Lộ bất cập trong công bố sản phẩm thực phẩm

Sữa giả hoành hành: Lộ bất cập trong công bố sản phẩm thực phẩm

(PNTĐ) - Vừa qua, vụ sản xuất và buôn bán sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã gây chấn động dư luận. Vụ việc này làm dấy lên nhiều câu hỏi về hiệu quả của chính sách "tự công bố sản phẩm" và những lỗ hổng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại

(PNTĐ) - Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi hoạt động, từ quản trị bệnh viện đến quản lý hồ sơ bệnh án, từng bước xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và chuyên nghiệp.
Bệnh viện Ba Vì nâng tầm chuyên môn Nội khoa

Bệnh viện Ba Vì nâng tầm chuyên môn Nội khoa

(PNTĐ) - Ngày 9/4, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì phối hợp với Hội Nội khoa thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học chuyên ngành Nội khoa với chủ đề: “Bệnh viêm loét dạ dày và viêm gan do vi rút”. Sự kiện là bước đi quan trọng nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, cập nhật kiến thức y học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Điều trị thành công bệnh nhân cao tuổi tắc động mạch phổi cấp biến chứng sốc

Điều trị thành công bệnh nhân cao tuổi tắc động mạch phổi cấp biến chứng sốc

(PNTĐ) - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị, vừa điều trị thành công một bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp có biến chứng suy hô hấp và rối loạn huyết động (sốc). Nhờ áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, bệnh nhân đã được tái thông mạch phổi kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm.