Niềm vui cho tổ ấm người lính hiếm muộn

Chia sẻ

Không ít cặp vợ chồng người lính nhiều năm vẫn luôn tìm kiếm hy vọng để hiện thực hóa ước mơ được làm cha, làm mẹ. Bằng sự kiên trì, giữ tinh thần lạc quancủa các vợ chồng, việc ứng dụng kỹ thuật y học hiện đại đã mang đến “trái ngọt” cho nhiều người hiếm muộn.

Trái ngọt muộn màng

Mỗi lần ngắm nhìn cậu con trai kháu khỉnh, vợ chồng anh Dương Quốc Anh - bộ đội biên phòng đang công tác tại Đồn Biên phòng Đồ Sơn (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng), không thể nào quên hành trình ròng rã suốt bốn năm liền chữa hiếm muộn của mình. Anh kể: Năm 2017, ở tuổi 36, anh và chị Đỗ Thị Thúy, 28 tuổi ở Hải Phòng nên duyên vợ chồng. Ngay từ khi tìm hiểu yêu nhau, vì đặc thù công việc, anh thường xuyên vắng nhà, công tác ở nhiều đơn vị biên phòng trên khắp cả nước theo sự phân công.

Vợ chồng người lính Dương Quốc Anh và chị Đỗ Thị ThúyVợ chồng người lính Dương Quốc Anh và chị Đỗ Thị Thúy

Tình yêu của anh chị cứ lớn dần qua những dòng tin nhắn, cuộc gọi video call ngắn ngủi, tranh thủ giờ nghỉ của người lính. Ngày cưới, anh được về phép vài ngày để tổ chức hôn lễ rồi lại nhanh chóng quay lại đơn vị để làm nhiệm vụ. Đến khi về chung một nhà, những lần vợ chồng gặp nhau cũng không có nhiều.

“Có khi một, hai tháng anh mới được về phép một lần. Có khi anh đi tăng cường ở biên giới trên Điện Biên gần ba năm, cách Hải Phòng hàng trăm cây số, hai, ba tháng mới về”- chị Thúy giãi bày, và cho biết - Trong quãng thời gian ấy, rất nhiều lần nhớ thương chồng, chị gác lại công việc, bắt xe vượt quãng đường xa xôi lên Điện Biên thăm chồng.

Luôn yêu thương, dành sự quan tâm cho nhau và cùng hy vọng tình yêu sớm đơm hoa kết trái. Thế nhưng, sau 10 tháng chờ đợi vẫn chưa có tin vui, tranh thủ anh được về phép, vợ chồng quyết định đi khám thì được biết nguyên nhân muộn con là do chất lượng tinh trùng của người chồng chưa đạt tiêu chuẩn. Song bác sĩ nhận định, vợ chồng vẫn có cơ hội có thai tự nhiên, cần chú ý chế độ dinh dưỡng, luyện tập để cải thiện. Tuy vậy, gần ba năm trôi qua, biết bao hy vọng trong những ngày về phép ít ỏi của anh Dương Quốc Anh vẫn chưa kết trái ngọt.

Không đợi thêm được nữa, cuối năm 2019, vợ chồng anh quyết định tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám và được chỉ định thực hiện thụ tinh nhân tạo IUI (Bơm tinh trùng vào buồng tử cung). Song lần thực hiện này không thành công. Không nản lòng, hai tháng sau khi đã chuẩn bị tốt hơn về sức khỏe cũng như tâm lý, vợ chồng anh Dương Quốc Anh tiếp tục đặt niềm tin vào các bác sĩ và quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). 

Chị Đỗ Thị Thúy hạnh phúc bên con trai đầu lòngChị Đỗ Thị Thúy hạnh phúc bên con trai đầu lòng

Nhớ lại, khoảng thời gian anh chị bắt đầu thăm khám để thực hiện IVF cũng chính là lúc dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam. Với nhiệm vụ của người lính biên phòng, bảo vệ và phòng chống dịch bệnh lây lan từ nơi tuyến đầu của Tổ quốc, anh Quốc Anh không thể đồng hành cùng người vợ trong suốt hành trình đặc biệt này. Suốt quá trình thăm khám, làm hồ sơ,… phần lớn là chị Thúy chủ động, chỉ khi nào bắt buộc phải có sự có mặt của chồng thì chị mới nhắn anh xin nghỉ phép. Giữa lúc dịch giã, việc về phép của anh Quốc Anh cũng hết sức khó khăn, có khi chỉ tranh thủ sáng cùng vợ tới viện rồi chiều lại vội vàng về đơn vị để nhận nhiệm vụ. Đáng nói thai kỳ của chị Thúy đúng vào thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh Dương Quốc Anh không thể về được vì thành phố Hải Phòng khi đó cũng đang là điểm nóng.

Và trái ngọt của tình yêu tìm kiếm suốt bốn năm mòn mỏi, bé Dương Anh Khôi - nặng 3.1kg chào đời ngày 28/01/2021 trong niềm vui hân hoan của cả gia đình.

 Mang đến “trái ngọt” cho vợ chồng người lính

Ths. BS Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện cho biết: Thực tế trong quá trình thăm khám, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều ca khó, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân, như vợ chồng mang gen bệnh lý hiếm, người chồng vô tinh, vợ chồng hiếm muộn lâu năm, sảy thai nhiều lần… Việc can thiệp hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp này, cụ thể là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi thêm những kỹ thuật, quy trình phức tạp và tốn kém hơn so các ca thông thường như phải mổ Micro TESE; áp dụng kỹ thuật sàng lọc phôi; nuôi phôi trong môi trường tối ưu (Timelapse)… Do đó, chúng tôi mong muốn hỗ trợ các gia đình được thực hiện những kỹ thuật này, giảm một phần đáng kể chi phí trong toàn bộ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng như giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn sinh ra những đứa con khoẻ mạnh.

Thấu hiểu niềm khát khao cháy bỏng về mái ấm gia đình với đứa con thân yêu cũng như nhằm san sẻ những khó khăn, vất vả của các gia đình người lính trên mọi miền đất nước giống như vợ chồng anh Dương Quốc Anh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã trao gói hỗ trợ “Yêu thương lan tỏa” dành cho đối tượng quân nhân, diễn ra từ 19/05/2021 đến 19/05/2022, với nhiều gói hỗ trợ như: Với nam nữ khám lần đầu sẽ miễn phí khám hiếm muộn, khám dị tật bẩm sinh hệ sinh sản, khám bệnh lý hệ sinh sản, miễn phí siêu âm, giảm 20% chi phí xét nghiệm và tặng một gói hỗ trợ không giới hạn thời gian sử dụng trị giá 3.000.000 đồng khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Đối với nam nữ đã có mã bệnh nhân tại bệnh viện, được hỗ trợ giảm 20% chi phí xét nghiệm, tặng một gói hỗ trợ không giới hạn thời gian sử dụng trị giá 3.000.000 đồng khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Ngoài ra, bệnh viện dành tặng 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí, thông qua hình thức nộp hồ sơ xét duyệt phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội - QPVN.

                                                                                                                           HOÀNG NHẬT

 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.