Bắt ông bà trông cháu là bất hiếu?

Chia sẻ

PNTĐ-Tôi cho rằng nhiệm vụ nuôi con là của bố mẹ, ông bà không có nghĩa vụ phải trông cháu. Vì vậy, việc con cái mặc định trách nhiệm trông cháu là của ông bà là... bất hiếu.

Bắt ông bà trông cháu là bất hiếu? - ảnh 1
Chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ không phải nghĩa vụ  
của ông bà. (Ảnh minh họa)

 
Nhiều người con cứ nghĩ rằng bất hiếu với bố mẹ là để họ đói ăn thiếu mặc, không chăm lo khi họ đau ốm bệnh tật. Còn, việc để cho ông bà trông cháu là tạo niềm vui cho ông bà khi rảnh rỗi, hỗ trợ lại cho con cháu khi khó khăn bận rộn. Họ không hề biết rằng việc đó cũng là một hành động bất hiếu vì nhìn ở một góc độ nào đó họ đang "bạo hành" bố mẹ về tinh thần, lẫn thể xác. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh ông bà già chăm cháu trong nỗi khổ cực mà không biết kêu ai.
 
Đa số ông bà chăm cháu vì lúc nào cũng nghĩ "nước mắt chảy xuôi". Khó nhọc, vất vả thế nào họ cũng cam chịu vì thương con, thương cháu, nhưng ngược lại, con cháu lại không thấu hiểu cho nỗi lòng của họ. Trong khu tập thể tôi đang sống có tới 90% ông bà rơi vào cảnh trông cháu trong nỗi cực khổ âm thầm không thể nói nên lời. 
 
Bà Tú ở đầu khu tập thể mấy năm nay bị bệnh xương khớp hành hạ nhưng vẫn phải "trường kỳ kháng chiến" trông hết cháu nội đến cháu ngoại. Có nhiều hôm, bà dẫn cháu ra sân tập thể chơi với tâm trạng buồn bã bảo: "Cả tuần nay tôi mất ngủ vì thời tiết chuyển mùa, xương khớp đau mỏi. Đêm không ngủ được nhưng ngày thì vẫn phải quần quật với đứa cháu nội. Bố mẹ chúng cứ sáng ra để lại cháu cho bà nội, tối mịt mới về. Bà đau chân nhưng vẫn phải dắt cháu đi dạo để dỗ cháu chơi, cháu ăn. Nhiều hôm mệt muốn được nghỉ ngơi nhưng các con không nghỉ làm trông con nên bà lại phải cố gắng. Kinh tế có hạn nên đứa nào cũng tiết kiệm chẳng muốn cho con đi lớp sớm, thành thử cứ tranh thủ được bà lúc nào thì hay lúc đó.
 
Có hôm bà đau không chịu được phải đi khám, bác sĩ bảo phải nằm viện để tập vật lý trị liệu một thời gian. Bà về nói với các con, tưởng chúng nghe vậy mà sắp xếp trông con để mẹ vào viện "bảo dưỡng sức khỏe" ít lâu. Không ngờ, chúng bảo "người già đau xương khớp là chuyện bình thường. Bà mà nằm viện thì bọn con gửi cháu cho ai. Thôi thì bà cứ nằm viện ngoại trú, buổi sáng vào viện tập vật lý trị liệu một tiếng rồi xin về, chứ nằm cả ngày làm gì cho vất vả cả bà lẫn con cháu...". Bà chẳng còn cách nào khác, sáng bắt xe ôm vào viện làm vật lý trị liệu, nhận thuốc rồi về nhà trông cháu cho các con đi làm. Vậy là, bà ốm mà cũng chẳng được nghỉ ngơi.
 
Vợ chồng bà Ngọc cũng bị con cháu "ngược đãi" về tinh thần khi trông cháu nhiều năm nay. Hai ông bà về hưu bị mấy đứa con lấy chồng, lấy vợ sống gần đó giao phó cho trách nhiệm trông cháu. Điều lạ là, mấy đứa con ông bà đều có điều kiện kinh tế để thuê người trông con. Nhưng, chẳng đứa nào chịu thuê người mà đều mang đến cho ông bà trông. Chúng bảo người giúp việc trông làm sao yên tâm bằng ông bà, nhất là bà trước đây lại làm bác sĩ nhi khoa. Cháu ốm đau, bà biết xử lý chứ người giúp việc thì biết đường nào mà lần.
 
Đặc biệt, trong tình trạng người giúp việc bạo hành trẻ được tung lên mạng ngày một nhiều càng khiến chúng chỉ "tin tưởng" ông bà. Vậy là gần 10 năm nay, ông bà trở thành người giúp việc trông cháu không công. Mấy đứa con ông bà xem con cái mình là "con giời" nên ông bà trông có sơ sẩy một chút là chúng ca thán, trách móc, đổ lỗi, khiến ông bà lắm lúc phải "nuốt nước mắt vào trong". Khổ nhất là chúng so bì chuyện bà chăm cháu nội, cháu ngoại.
 
Con dâu và con trai thì cho rằng bà phải có trách nhiệm chăm cháu nội còn cháu ngoại có điều kiện thì trông hộ, không thì bên nhà kia phải lo. Trong khi con gái ông bà thì cho rằng cháu ngoại cũng có quyền được ông bà chăm sóc như cháu nội. Do đó, có thời điểm ông bà vừa phải chăm cháu nội lẫn cháu ngoại, mệt mỏi như đánh trận hàng ngày. Vậy mà các con chẳng thấu hiểu còn ngầm để ý và phân bì, tỵ nạnh khiến ông bà lắm phen khó xử. 
 
Cá nhân tôi cho rằng, đã đến lúc con cái cần nhìn nhận trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng con của mình, không được ỷ lại vào ông bà. Bản thân mình đã không hỗ trợ chăm sóc, tạo điều kiện cho bố mẹ sống an nhàn, thảnh thơi sau quãng thời gian hi sinh lo cho con cái, thì không nên đổ gánh nặng trông cháu lên ông bà. Con cái cũng đừng ngụy biện ông bà trông cháu là nợ đồng lần trong cuộc sống. 
 
Lê Đình Uy 
(Hoàng Mai, HN)

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.