Quyền bình đẳng của con dâu

Chia sẻ

PNTĐ-Con dâu và con gái đều là phụ nữ, có trách nhiệm vai trò trong gia đình chồng như nhau. Vậy tại sao mẹ chồng chỉ nghĩ cho con gái mà lại tước bỏ quyền bình đẳng của con dâu?

 
Đầu tư cho con gái học hành để có thể tự lập được cuộc sống trong mọi hoàn cảnh, mong con gái về nhà chồng có quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực, nhưng lại tước bỏ quyền ấy của con dâu... là thực tế đang diễn ra trong một bộ phận gia đình.
 
Quyền bình đẳng của con dâu - ảnh 1
Ảnh minh họa

Tôi có bà chị chồng sinh được một trai, một gái. Nhà ít con, chị chồng tôi đầu tư cho các con ăn học như nhau, không phân biệt trai gái. Ngày con gái lớn đi lấy chồng, chị dạy con “nêu cao” quyền bình đẳng của mình trong gia đình. Nghĩa là, vợ chồng đi làm ngang nhau thì việc nhà phải thuê giúp việc, chứ con gái chị không thể hết việc cơ quan lại về lo chu toàn tất cả việc nhà được. Chị tôi cũng “dạy” con gái phải nắm chắc quyền quản lý kinh tế, tài sản trong gia đình.
 
Nghĩa là, tài sản thông gia cho con trai khi kết hôn, con gái chị phải thuyết phục chồng hợp thức hóa thành tài sản chung, hai vợ chồng có quyền lợi như nhau, chứ không để con rể xác lập tài sản riêng hưởng một mình. Con gái chị làm ở một đơn vị thường xuyên có các dự án cho cán bộ đi học nâng cao trình độ. Lần nào, cơ quan có suất đi học, chị đều phấn đấu thăng tiến cao trong sự nghiệp. Hễ con gái nao núng bởi còn phải lo cho gia đình là chị vừa mắng con không biết “dứt việc” ra mà đi học, vừa “chỉ đạo” con rể phải tạo điều kiện cho vợ có thời gian phấn đấu ngoài xã hội. 
 
Cứ thế, con gái chị tham gia nhiều khóa học ở trong lẫn ngoài nước. Hiện giờ cô đang làm nghiên cứu sinh lấy bằng tiến sĩ. Để hỗ trợ cho con gái học hành, chị nhận trông nom hai đứa cháu ngoại khi con rể bận việc. Nhìn vào sự thành công của cô con gái, ai cũng khen ngợi, bảo đúng là thời đại vợ chồng bình đẳng nên phụ nữ chẳng thua kém nam giới việc gì.
 
Ngày con trai chị lấy vợ, con dâu chị cũng có chí hướng học hành, phấn đấu. Nhưng, chị lại không ủng hộ con dâu như đã từng ủng hộ con gái. Khi nghe con trai bảo vợ chồng có kế hoạch ba năm nữa mới sinh con để vợ đi học thạc sĩ, chị lập tức phản đối. Chị yêu cầu con dâu phải sinh con để ông bà có cháu bế bồng rồi đi học sau. Lệnh đó đi kèm thái độ quyết liệt căng thẳng hàng ngày khiến con dâu chị phải từ bỏ mong muốn đi học lên, chấp nhận sinh con theo ý mẹ chồng.
 
Sinh xong đứa thứ nhất, chị giục con dâu sinh nốt đứa thứ hai để nuôi cháu nhỏ một thể, tránh cảnh chăm cháu mọn lâu dài vất vả cả nhà. Vậy là, con dâu chị sinh liền tù tỳ ba năm hai đứa, chẳng còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện học hành. Hai đứa nhỏ yếu ớt, ốm đau luôn, chị chồng tôi lại bàn với con trai bảo vợ nghỉ việc ở nhà nội trợ, chăm con.
 
Chị cũng nói với con dâu rằng, nhà mình có kinh tế đủ nuôi con cháu nên con không phải đi làm vất vả. Nếu đi làm thì tiền lương chỉ đủ nuôi giúp việc, con cái không được chăm sóc tử tế. Rồi, chị lại gây sức ép bắt con dâu nghỉ việc ở nhà nội, chăm con.
 
Cô con dâu bất đắc dĩ phải nghỉ việc, từ bỏ sự nghiệp nhiều hoài bão của mình. Suốt ngày, cô quanh quẩn với nghĩa vụ chăm con, nội trợ, đối nội đối ngoại trong gia đình. Công việc vất vả nhưng lúc nào mẹ chồng cũng xem là "việc nhẹ". 
 
Cô nhiều lần tìm đến tôi khóc ấm ức bảo mẹ chồng bất công với con dâu. Con gái thì bà luôn tìm cách đòi quyền bình đẳng, còn con dâu thì bà tước bỏ quyền ấy. Không ít lần, cô phải chăm sóc cả các con của chị chồng gửi sang vì bận học hành trong nỗi tủi thân trào dâng. Cũng là phận gái lấy chồng như nhau, sao chị chồng cô được học hành, đi làm phấn đấu, còn cô lại phải nghỉ việc ở nhà nội trợ, lo việc gia đình.
 
Chưa hết, trong vấn đề tài sản, vẫn không cho con trai đứng tên sở hữu bất cứ thứ gì. Từ nhà cửa, đất đai, đến xe ô tô con trai mua bà cũng bắt phải để bố mẹ đứng tên chủ sở hữu. Bà sợ để con trai đứng tên, sau này phải chia cho con dâu một nửa. 
 
Kết quả, cô con dâu sau một thời gian chịu cảnh bất công ấy đã “vùng lên” bằng cách ép chồng ra ngoài sống riêng nếu không sẽ ly hôn. Tình cảm mẹ chồng nàng dâu rạn nứt kể từ ngày vợ chồng cô dọn ra ngoài sống. Cô con dâu đi làm trở lại, nhưng hạnh phúc vẫn chao đảo bởi sự tác động của bà lên con trai. 
 
Con dâu và con gái đều là phụ nữ, có trách nhiệm vai trò trong gia đình chồng như nhau. Vậy tại sao mẹ chồng chỉ nghĩ cho con gái mà lại tước bỏ quyền bình đẳng của con dâu?
 
 Nguyễn Thị Thiện 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.