“Chuyên gia” nói dối

Chia sẻ

Một người mẹ dẫn con gái 9 tuổi tới gặp chuyên gia giáo dục kể chị không hiểu tại sao con mình lại trở thành đứa trẻ nói dối dù chị vẫn luôn nhắc con phải trung thực.

Trong gần suốt một năm học vừa qua, con gái chị đã luôn nói dối bố mẹ về điểm số, bằng cách lấy điểm của bạn làm điểm của mình. Chị chỉ biết sự thật về lực học của con gái trong kỳ họp phụ huynh cuối năm.

“Chuyên gia” nói dối - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Cô bé kể với chuyên gia giáo dục rằng, mẹ cô bé bị bệnh tim. Nhiều lần, người bố nói với con gái rằng mẹ chỉ vui và khỏe mạnh khi con học giỏi, có điểm số tốt. Nếu con học dốt, mẹ sẽ buồn và tim mẹ sẽ đau, không tốt cho sức khỏe. Từ đó, cô bé luôn tìm cách nói dối để che giấu khuyết điểm của mình để mẹ vui. Cô bé học kém nhưng lại ngồi bên cạnh một bạn cùng họ tên với mình học rất giỏi. Thỉnh thoảng, cô bé lại mượn vở bài tập, bài kiểm tra đạt điểm cao của bạn về khoe với bố mẹ. Người mẹ vẫn tin tưởng kết quả đó của con nên rất vui. Chính sự vui mừng, hài lòng đó của người mẹ đã khiến cô bé tiếp tục hành vi nói dối của mình. Cô bé cho rằng việc mình nói dối nhằm mục đích đem lại cho mẹ niềm vui, khiến mẹ khỏe mạnh hơn thì không phải là xấu.

Một người mẹ khác lại tỏ ra bất lực khi càng trừng phạt hành vi nói dối của con lại càng khiến con nói dối trầm trọng hơn. Cậu bé đã nói với chuyên gia giáo dục rằng bố mẹ luôn có hình phạt nặng khi con phạm lỗi. Vì thế, cậu bé nghĩ khi nói ra sự thật sẽ bị nhận một hình phạt nghiêm khắc của bố mẹ. Do đó, cậu đã tìm cách nói dối để che đậy lỗi lầm của mình. Mục đích nói dối của cậu chỉ là để bảo vệ mình, chứ không ý thức đó là tật xấu.

Đa số phụ huynh đều cho rằng con nói dối là xấu,mà không hiểu đôi khi mìnhcũng là nguyên nhân chính khiến cho con hình thành nên tật nói dối. Có những đứa trẻ trở thành "chuyên gia" nói dối xuất phát từ sự kỳ vọngcủa bố mẹ với con, hay cách trừng phạt quá nghiêm khắc nếu con phạm lỗi. Vì thế, họ đã thất bại khi dạy con nói thật, sống trung thực.

                                                                                                                    Khánh Ly 

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.