“Trinh tiết đạo đức” quan trọng hơn “trinh tiết sinh học”?

Chia sẻ

Dưới góc nhìn của giới trẻ, "chữ trinh" kia vẫn rất cần nhưng cần về phạm trù đạo đức hơn là về phạm trù sinh học.

Tự do yêu đương, tự do trong vấn đề tình dục trước hôn nhân của xu hướng sống thử trong giới trẻ hiện nay đã phần nào khiến quan niệm về vấn đề trinh tiết của người con gái trở nên thoáng hơn trong thời hiện đại. 

“Trinh tiết đạo đức” quan trọng hơn “trinh tiết sinh học”? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Chấp nhận bạn đời không còn "Zin" nếu yêu nhau thật lòng

Nếu như trước đây, “trinh tiết sinh học” được gắn liền với “trinh tiết đạo đức” thì nay trong quan niệm của giới trẻ hai khái niệm này được tách bạch rõ ràng. Nếu như trước đây, một cô gái bị rách màng trinh sinh học thì đồng nghĩa với việc “trinh tiết đạo đức” cũng không còn. Cô gái đó bị coi thường, thậm chí bị quy “tội hư hỏng”, khó được bạn đời chấp nhận khi kết hôn nếu như biết được sự thật. Nhưng bây giờ với nhiều người, bạn gái có thể không còn màng trinh sinh học nhưng vẫn còn “trinh tiết đạo đức” và ngược lại. Đa số coi trọng vấn đề “trinh tiết đạo đức” nhiều hơn “trinh tiết sinh học”. Bởi không phải cô gái nào mất đi cái ngàn vàng đều hư hỏng và không còn xứng đáng được nhận hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân.

 Sống thử với bạn gái đã  hai năm nay, Quân (sinh viên trường ĐH Thương Mại) coi nặng vấn đề “trinh tiết đạo đức” hơn “trinh tiết sinh học”. Quân cho biết trước khi đến với mình, bạn gái của cậu cũng đã từng trải qua một mối tình trước đó. Khi sống thử cùng nhau, Quân biết chắc bạn gái mình không còn "Zin". Nhưng với cậu điều đó không quan trọng, Quân quan tâm về sự thành thật và chân thành trong tình yêu bạn gái dành cho mình hơn. "Dù mất "Zin" nhưng bạn gái là người tốt, biết trân trọng tình yêu, sống chân thành, đó mới là điều khiến tình yêu của mình bền vững chứ không phải là cái màng trinh sinh học kia.

"Giới trẻ ngày nay yêu và mặc nhiên xem tình dục là yếu tố cần có đi kèm theo. Vì vậy, vấn đề giữ gìn trinh tiết đối với bạn gái là rất khó khăn, thậm chí ở một góc độ nào đó nếu quá giữ gìn trinh tiết các bạn sẽ gặp trở ngại trong tình yêu. Điều đó sẽ được nam giới lý giải là chưa yêu hết mình, không tin tưởng người mình yêu; hoặc họ sẽ cho rằng bạn gái có khiếm khuyết về "chỗ ấy" nên mới quyết liệt giữ gìn. Nếu bạn trai đã từng quan hệ tình dục với bạn gái thì chuyện lấy vợ có còn trinh đối với họ không còn quan trọng. Sách báo, intenet bây giờ cũng nói nhiều đến chuyện bạn gái không có dấu hiệu trinh tiết trong lần quan hệ tình dục đầu tiên không có nghĩa là mất trinh. Điều đó có nghĩa dấu hiệu để đánh giá trinh tiết của người con gái đã không còn tuyệt đối. Đó là chưa nói thời nay người ta có thể khôi phục lại màng trinh sinh học khá dễ dàng. Vì vậy, nếu cả hai yêu nhau chân thành, cùng hướng đến tương lai thì phẩm hạnh, đạo đức hiện tại của người yêu mới là quan trọng”. - Bình (SV trường ĐH Kiến trúc HN) nói.

 Những bạn trẻ có chung quan điểm giống như Quân và Bình không phải là ít. Bộ phận này quan niệm để tình yêu tồn tại bền vững và góp phần đảm bảo hạnh phúc cho đời sống hôn nhân, yếu tố cần là phẩm hạnh, đạo đức của nam lẫn nữ. Trinh tiết về mặt đạo đức chính là thước đo của sự chung thuỷ, nghiêm túc trong tình yêu chứ không phải là cái màng trinh có thể "vá đi vá lại" nhiều lần kia.

 “Trinh tiết đạo đức” quan trọng hơn “trinh tiết sinh học”? - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

Công trình nghiên cứu “Tìm hiểu quan niệm về trinh tiết dưới góc độ giới của sinh viên” của tác giả Nguyễn Hằng Nguyệt Vân (Đại học Y tế công cộng) cho thấy: "Sau khi tiến hành một cuộc khảo sát trên mạng xã hội với 426 lượt là sinh viên (trong đó nam sinh viên chiếm 53%, nữ sinh viên chiếm 47%) về vấn đề trinh tiết thì có tới 80% chấp nhận bạn đời sau này không còn trinh tiết nếu đó là tình yêu thật sự và  42 % đánh giá phụ nữ không còn trinh tiết là điều bình thường trong xã hội hiện nay ".

Theo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2) thì VTN/TN có quan niệm cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân (QHTD THN), đặc biệt ở những nhóm tuổi cao hơn, ở nam giới, và ở những người sống ở đô thị. 9,5% VTN/TN ở SAVY 2 cho biết họ đã từng có QHTD THN (so với 7,6% ở SAVY 1).

"Vòng kim cô trinh tiết" vẫn vô hình trói buộc

Mặc dù luồng tư tưởng cho rằng cần giải phóng sự nặng nề trong quan niệm trinh tiết đang có xu hướng thoáng lên nhiều, nhưng vẫn còn có không ít bạn trẻ cho rằng trinh tiết cần được giữ gìn. Điều đáng quan tâm là dù giới trẻ nhìn nhận thoáng hơn về vấn đề này nhưng thực tế trong đời sống hôn nhân, chuyện trinh tiết vẫn tồn tại như "vòng kim cô" vô hình đối với không ít cặp vợ chồng.

 Cũng từ nghiên cứu “Tìm hiểu quan niệm về trinh tiết dưới góc độ giới của sinh viên” cho thấy: Qua khảo sát thì vấn đề giữ gìn trinh tiết không chỉ dành riêng cho nữ giới, có tới 64% ý kiến sinh viên tham gia khảo sát cho rằng nam giới cần giữ "trinh tiết".

 Một minh chứng nữa là khi dịch vụ phục hồi (vá) màng trinh xuất hiện, tốc độ tìm hiểu về dịch vụ này ngay lập tức nhanh chóng gia tăng. Biểu đồ thể hiện số kết quả tìm kiếm với từ khoá "vá màng trinh" theo từng năm trên Google tăng lên gấp nhiều lần. Như vậy, rõ ràng giới trẻ không còn quá chú trọng việc giữ gìn khi yêu và sống thử. Nhưng định kiến lâu đời ăn sâu trong tiềm thức của mọi người về phạm trù đạo đức đối với chiếc màng trinh nguyên vẹn vẫn khiến cho vấn đề này vẫn bị trói chặt.

 Với vấn đề này, xã hội phương Tây đã có sự trải nghiệm. Sau 20 năm trải nghiệm từ cuộc cách mạng tình dục, giải phóng giá trị trinh tiết, kết quả thu lại là giá trị đạo đức truyền thống bị suy mòn, tỷ lệ ly hôn tăng nhanh, các giá trị gia đình lỏng lẻo, nòi giống tương lai trở nên báo động. Trước tình hình đó, vấn đề trinh tiết được xã hội phương Tây bắt đầu được nhìn nhận lại, giá trị trinh tiết được tôn vinh trở lại.

 Như vậy trong vấn đề “trinh tiết”, dù "cởi" hay "trói", ở khía cạnh nào cũng có tính hai mặt. Nó đòi hỏi xã hội cũng như giới trẻ cần có cách ứng xử thích hợp để không làm lung lay giá trị đạo đức gia đình và hạnh phúc hôn nhân. Và hơn hết, trong vấn đề này cần có sự bình đẳng giữa hai giới. Coi trọng hay bình thường hóa, là quy chuẩn đạo đức hay không cũng cần được hai giới nhìn nhận như nhau, không nên quy trách nhiệm và đổ lỗi cho nữ giới toàn bộ, trong khi nam giới góp phần quyết định và định đoạt điều đó.

                                                                                                                            Gia Bảo

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.