Dạy con đồng cảm, sẻ chia trong thiên tai

Chia sẻ

Bên cạnh cùng quyên góp tiền của, vật chất cho người dân miền Trung đang gặp thiên tai, địch họa, trong nhiều gia đình, đây còn là dịp để cha mẹ dạy con về tình yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ với người dân gặp khó khăn, hoạn nạn…

Mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hiền cùng tham gia gói bánh chưng để gửi vào miền TrungMẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hiền cùng tham gia gói bánh chưng để gửi vào miền Trung

Nhà văn Hoàng Anh Tú (Hà Nội) cho biết trong nhiều ngày nay, anh vô cùng đau xót khi đọc những thông tin về thiên tai ở khúc ruột miền Trung. Cũng như nhiều gia đình khác, gia đình anh cũng đã có nhiều hoạt động để hướng về miền Trung. Vợ chồng anh đã đóng góp và cùng nhà sách Đinh Tỵ trao hơn 100 triệu đồng cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ người dân bị thiên tai vượt qua khó khăn. Anh chị vui mừng khi các con biết thể hiện sự sẻ chia với những người dân đang gặp nạn. Các con anh lên kế hoạch tiết kiệm tiền ăn sáng để nhờ bố mẹ gửi vào giúp đỡ miền Trung. Anh để các con tự quyết định về cách thức đóng góp mà không can thiệp. Bởi như vậy, các con mới học được cách làm thế nào để sẻ chia với người khác tốt nhất.

Là một trong những thành viên tích cực trong cộng đồng gói bánh chưng ở La Khê, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền (Hà Đông, Hà Nội) không chỉ cùng bà con gói bánh mà còn dùng số tiền tiết kiệm hằng ngày để mua hàng trăm thùng sữa, nước ngọt và các đồ dùng khác gửi vào miền Trung cứu trợ. Con trai chị Phạm Bảo An dành tiền mua quần áo mới để chuyển khoản cho nhà trường mua sách vở, đồ dùng học tập giúp đỡ các bạn nhỏ bị thiên tai. “Các con tôi tự giác học bài, giúp mẹ việc nhà - những việc mà hằng ngày mẹ luôn phải nhắc nhở, để mẹ đi làm từ thiện. Sau giờ học, các con cùng mẹ qua chỗ gói bánh để cùng mẹ gói bánh cho bà con. Từ những việc làm như thế, các con chị đã biết chia sẻ tình yêu thương đồng bào, biết tiết kiệm, không tiêu hoang phí và tự giác trong công việc của mình. Các con cũng đã học được sự sẻ chia với người khác, đồng thời, giúp các con tôi nuôi dưỡng tình yêu thương” – chị Thu Hiền cho biết.

Theo chị Hiền, gia đình chị cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Trong gia đình chị luôn có một “quỹ tiết kiệm” để dành cho các vấn đề đột xuất xảy ra, trong đó có đóng góp cho các hoạt động từ thiện. “Từ những hoàn cảnh mà mình gặp, tôi dạy các con phải biết trân trọng những gì mình đang có và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn hơn” - chị Thu Hiền nói.

Chị Đinh Thị Lan Anh, một người mẹ có con bi bại não ở Hà Đông, Hà Nội đã đứng lên kêu gọi mọi người hỗ trợ những gia đình có trẻ bị bại não gặp thiên tai. Sau hơn 1 tuần kêu gọi, chị đã vận động được các bà mẹ có con bị bại não khắp mọi miền Tổ quốc với số tiền hơn 100 triệu đồng. Chị cho biết, gia đình có con bị bại não, việc nuôi dưỡng chăm sóc đã vô cùng vất vả nhưng với những gia đình gặp thiên tai còn tốn kém và cực khổ gấp nhiều lần. Do tình hình mưa lũ còn kéo dài nên chị và mọi người tiếp tục kêu gọi mọi người cùng chia sẻ và hỗ trợ người dân miền Trung.

Việc giúp con trẻ biết cách chia sẻ những may mắn của mình đến những người kém may mắn hơn là một trong những bài học đầu đời quan trọng mà cha mẹ cần phải dạy con. Lợi ích của việc tích cực bồi dưỡng lòng từ thiện cho trẻ rất lớn, bên cạnh việc mở rộng tầm nhìn còn mang lại cho trẻ em một sự thôi thúc mạnh mẽ để nhân rộng lòng nhân ái.

Theo TS giáo dục Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo dục trẻ về sự sẻ chia nên làm từ những việc nhỏ trong gia đình như các thành viên giúp đỡ lẫn nhau, đó là chăm sóc người ốm, xách, vác đồ đạc giúp bạn bè... Khi đi từ thiện, việc giáo dục trẻ không nên nói nhiều mà nên chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến những người cần giúp đỡ. Chỉ cho trẻ thấy các cán bộ địa phương đã giúp đỡ người khác thế nào. Thay vì chỉ ra tấm gương bắt trẻ noi theo thì cha mẹ cần nói rõ suy nghĩ của mình khi thấy những người đó hết lòng lo cho các nạn nhân. Điều này sẽ tác động mạnh đến bọn trẻ hơn là những lời giáo huấn.

“Cha mẹ cần tách bạch các chuyến đi theo các mục đích khác nhau. Nếu chỉ đi để vui chơi thì rất không nên vì các con sẽ làm phiền người khác, khiến người lớn bận tâm. Trong các chuyến từ thiện, các con có thể giúp mẹ bằng những việc nhỏ như giặt quần áo, là gấp sạch đẹp những bộ đồ quyên góp, cùng người lớn chia suất quà, mang vác quà (gói nhẹ), tặng quà, tham gia trình diễn văn nghệ…” - TS Vũ Thu Hương cho biết.

Bài và ảnh: QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.