Khuyến khích sinh con ở địa phương có mức sinh thấp

Chia sẻ

Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, … Do đó cần vận động người dân sinh ít con ở vùng mức sinh cao và sinh đủ 2 con ở vùng mức sinh thấp để nuôi dạy con tốt

Đây là nội dung được đưa ra tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam do Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tê tổ chức ngày 11/11/2020 nhằm cung cấp thông tin về thành tựu của công tác dân số về quy mô dân số và mức sinh, cơ cấu và chất lượng dân số, đồng thời đưa ra những hạn chế và tồn tại, thách thức trong giai đoạn 2021-2030, đồng thời định hướng điều chỉnh mức sinh và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ trong thời gian tới.

Toàn cảnh hội thảoToàn cảnh hội thảo

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, bên cạnh những thành tựu đạt được về chất lượng dân số, tuổi thọ trung bình, phân bố dân số… thì công tác DS- KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế như: mức sinh giữa các vùng miền còn chênh lệch đáng kể, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn nên công tác dân số cần chuyển hướng từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế, khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương…

Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Mai Trung Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KHHGĐ cho biết, Cụ thể, có 33 tỉnh, thành phố ở Việt Nam có mức sinh cao (mức sinh > 2,2 con), chiếm 42% quy mô dân số. Đây hầu hết là các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế như trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên.

21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (mức sinh < 2,0 con), chiếm 39% quy mô dân số. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Đáng nói, mức sinh ở TP. Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế, lại ở nhóm thấp nhất cả nước (mức sinh: 1,39 con).

“Do đó cần vận động người dân ở vùng có mức sinh cao sinh ít con và sinh đủ 2 con ở vùng mức sinh thấp để tránh tình trạng chênh lệnh, nghèo đẻ nhiều, giàu đẻ ít”– ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam là 7,7% tức là cứ 100 cặp vợ chồng thì có 8 cặp vô sinh; 42/100 phụ nữ đã từng trải qua thủ thuật phá thai trong đời để lại hệ lụy như vô sinh, ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và trẻ em...

Bên cạnh đó, do nguồn lực của chương trình DS-KHHGĐ sụt giảm, từ năm 2011 nhà nước không còn cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực này còn hạn chế nên dẫn đến sự kém đa dạng sản phẩm tránh thai… khiến người dân không dễ tiếp cận trên thị trường phương tiện tránh thai hoặc tiếp cận nhưng không có nhiều sự lựa chọn về phương pháp sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mang thai ngoài ý muốn trở nên phổ biến, đẩy mức sinh tăng nhanh.

Ông Sơn đề xuất thời gian tới, do nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân ngày càng đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao, vì vậy, hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cần phải đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, dễ tiếp cận, chất lượng cao với mức chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Đồng thời, để phổ cập tiếp cận và đảm bảo tình bình đẳng trong hưởng hụ dịch vụ KHHGĐ cho mọi người dân, cần tập trung hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của người dân vùng khó khăn có mức sinh cao thực hiện dịch vụ KHHGĐ.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh mức sinh phù hợp theo hướng duy trì mức sinh thay thế vững chắc, khắc phục chênh lệch giữa mức sinh giữa các vùng; Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho các vùng mức sinh khác nhau thay thế cho một nội dung tuyên truyền chung cho cả nước nhằm giảm sinh trong thời gian qua, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phù hợp với từng vùng mức sinh…

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.