Tháng Tết của mẹ

Chia sẻ

Mẹ tôi làm nghề buôn bán hàng tạp hóa ở chợ. Tròn 12 tháng, mẹ có một tháng cuối năm vô cùng bận rộn. Đó là tháng Chạp - tháng chạy hàng Tết, nhà tôi vẫn thường gọi đó là “Tháng Tết của mẹ”.

Tháng Tết của mẹ - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Sở dĩ gọi như vậy là bởi trong tháng đó, mọi mặt hàng của mẹ chỉ tập trung cho việc bán phục vụ Tết. Ví dụ như đồ khô để nấu các món ăn ngày Tết như: Gạo nếp, đỗ xanh để làm nhân gói bánh chưng, măng, miến, các loại bột làm bánh… Lũ trẻ chúng tôi cứ nhìn thấy hàng hóa của mẹ là thấy Tết đang đến gần. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng Chạp là hàng hóa mẹ mua về tích trữ để bán Tết đầy cả nhà, chỗ nào cũng có thể chất hàng hóa, đến nỗi gậm giường tôi ngủ cũng chất đầy nào bánh đa nem, miến, mộc nhĩ khô… Mỗi thứ hàng hóa có một mùi vị riêng hòa quyện trong không gian nhà tôi thành một thứ mùi đặc biệt. Cha tôi vẫn đùa rằng đó là mùi Tết riêng của nhà mình.

Cha tôi sức khỏe yếu chẳng thể ra ngoài bôn ba làm việc kiếm tiền như bác cả, chú tư mà chỉ ở nhà phụ mẹ các việc lặt vặt trong nhà. Mẹ tảo tần chạy chợ buôn bán kiếm tiền nuôi cả nhà. Cứ đến tháng Tết của mẹ, cả nhà tôi bận rộn theo. Mẹ bán hàng ban ngày, đêm về phân loại hàng hóa để ngày mai ra chợ cho tiện. Tháng Tết nên khách hàng mua nhiều, mẹ thường đóng hàng thành từng túi nhỏ để việc bán được nhanh hơn. Ví dụ, đóng đỗ xanh, miến thành từng túi 1kg, măng khô thì cứ 2 lạng/túi. Lúc còn nhỏ, tôi thường phụ mẹ bằng cách ngồi tách túi nilon để mẹ cho hàng vào. Lớn hơn một chút, tôi giúp mẹ buộc hàng, cân hàng. Mẹ có duyên bán hàng nên khách rất đông, đồng nghĩa với việc đêm về tôi lại phụ gói hàng nhiều hơn.

Cha thường bảo, Tết nhà mình ấm no hay không là trông chờ vào tháng Tết của mẹ bận nhiều hay ít. Nếu mẹ bận nhiều thì đông khách, nếu mẹ rảnh thì hàng ế, lời lãi theo đó biết được có hay không. Nhưng đa số, tháng Tết nào của mẹ cũng bận rộn nhiều, và thể nào chị em tôi cũng có áo mới để mặc, giày dép mới đi khoe khắp xóm làng.

Thấm đẫm cả tuổi thơ tôi là mùi Tết nhiều hương vị của mẹ. Và từ lúc nào, tôi biết được Tết đến là trong mọi nhà sẽ có những món ăn truyền thống gì. Bởi mỗi lần phụ đóng hàng, tôi thường được nghe mẹ nói về nguyên liệu đó dùng để chế biến món gì. Ví như măng khô ngâm lên để nấu món canh măng móng giò, mộc nhĩ kết hợp với miến, thịt, trứng và một số gia vị khác để làm món nem rán…

Tháng Tết lại đang đến gần, mẹ nay đã già yếu chẳng còn chạy chợ như xưa, nhưng mùi vị Tết cứ cồn cào trong nỗi nhớ, vấn vương mãi khôn nguôi…

BÌNH AN

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.