Bày tay thô ráp của mẹ

Chia sẻ

Đêm muộn, đứa con gái nhỏ nũng nịu áp má lên bàn tay mẹ nói: “Bàn tay mẹ thật mịn và thơm, mẹ xoa lưng cho con ngủ nhé”. Xoa nhẹ lên lưng con trẻ, lòng lại bồi hồi với tuổi thơ một thời cũng thích được mẹ xoa lưng để ngủ mỗi đêm.

Bày tay thô ráp của mẹ - ảnh 1 (Ảnh: minh họa).

Mẹ ngày đó tảo tần sớm hôm bươn chải, chưa một lần sắm cho mình mỹ phẩm để chăm sóc da dẻ nên bàn tay lúc nào cũng chai sần, nứt nẻ. Cuộc sống vất vả, mỹ phẩm là thứ quá xa xỉ và không cần thiết đối với mẹ. Cha đi công tác xa nhà, một mình mẹ quán xuyến việc gia đình, chăm sóc cha mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con nhỏ. Mẹ làm đủ việc, tay thoăn thoắt hết việc này đến việc khác từ sáng sớm đến tối mịt. Những đêm được mẹ ru ngủ, con cảm nhận rõ được sự thô ráp trên bàn tay đang chầm chậm lướt nhẹ xoa trên lưng. Thỉnh thoảng, con ngây thơ nói “vì tay mẹ thô ráp nên mẹ không cần để móng tay để gãi lưng cho con. Cứ thế, bàn tay thô ráp ấy xoa dịu những cơn ngứa, thậm chí còn có khả năng diệu kỳ khiến cho giấc ngủ của con kéo đến nhanh hơn.

Mùa đông, da tay nứt nẻ nhiều, mẹ sợ những vết nứt đó sẽ khiến làn da non mẫn cảm của con bị đau nên đã chế một chiếc tất mỏng thành một chiếc bao tay. Mẹ luồn chiếc bao tay tự chế đó vào rồi mới xoa lưng cho con. Thỉnh thoảng lưng không còn ngứa, con ôm bàn tay mẹ mân mê, lần đếm từng nốt chai sần trên đó như một trò chơi của riêng mình. Những câu hỏi vì sao lại có những vết chai đó được mẹ khéo léo biến thành những câu chuyện kể ngộ nghĩnh.

Giấc ngủ tuổi thơ trở nên êm đềm hơn nhờ bàn tay thô ráp của mẹ mỗi đêm xoa nhẹ nhàng trên lưng, cùng những lời ru, câu chuyện kể. Cuộc sống dẫu gian khó, khổ cực thế nào, mẹ vẫn giữ cho con giấc ngủ bình yên trọn vẹn. Đi qua những tháng ngày thơ ấu ấy, khi trưởng thành rồi làm mẹ con mới thấm thía tình mẫu tử mẹ dành cho con bao la như thế nào. Thỉnh thoảng về thăm mẹ, bàn tay thô ráp của mẹ giờ đây già hóa hơn bởi tuổi tác. Cầm tay mẹ, nhẹ nhàng hôn lên đó để được cảm nhận hơi ấm, sự dịu ngọt của tình mẹ lan tỏa đến lạ. Với mỗi đứa con, dù đi qua những năm tháng của cuộc đời rồi vẫn luôn muốn quay về nằm gọn trong lòng mẹ, được cảm nhận bàn tay mẹ xoa dịu những nhọc nhằn, lo toan của cuộc sống.

Vân Khánh

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.