Những phụ nữ khuyết tật đoạt giải thưởng về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Chia sẻ

10 tác phẩm truyền thông xuất sắc nhất của cuộc thi “Nam giới hành động – Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ” do Quỹ dân số Liên hơp quốc (UNFPA) và các tổ chức trao giải sáng ngày 28/6, ghi nhận nhiều tác giả trẻ và cả những người phụ nữ khuyết tật - vốn vẫn bị coi là yếu thế trong xã hội.

Tọa đàm Tọa đàm "Tại sao lại là nam giới hành động" diễn ra tại khuôn khổ lễ trao giải cuộc thi.

Cuộc thi sáng tác truyền thông “Nam giới hành động – Chấm dứt bạo lực với phụ nữ” diễn ra từ ngày 24/05 tới 24/06/2021 do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ dân số Liên hơp quốc (UNFPA), Tổ chức Bánh mì cho thế giới và sự đồng hành của CCIHP.

Cuộc thi đã nhân được tổng cộng 139 bài dự thi, tiếp cận được gần 190.000 người theo dõi trên Facebook CSAGA Việt Nam, và thu hút hơn 120.000 lượt tương tác trên mạng xã hội. Các bài dự thi cũng đã thu hút được sự quan tâm, yêu thích và tạo nên những hiệu ứng tích cực với cộng đồng mạng xã hội.

Không chỉ tìm kiếm những sản phẩm truyền thông sáng tạo, độc đáo, đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm chấm dứt bạo lực giới, cuộc thi còn nhằm kêu gọi và thúc đẩy sự tham gia của người trẻ, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai. Cuộc thi khuyến khích sự tham gia của các cá nhân và nhóm, thực hiện xây dựng các sản phẩm sáng tạo với đa dạng hình thức từ video, tranh vẽ/thiết kế, ảnh chụp, v.v. tập trung vào các chủ đề chính bao gồm nhận diện các hành vi, đưa ra giải pháp ứng phó về vấn đề bạo lực với phụ nữ hoặc đề xuất cách thức hỗ trợ/can thiệp khi chứng kiến các hành vi trên.

Bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trao thưởng cho tác giả đạt giảiBà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trao thưởng cho tác giả đạt giải

Tại buổi lễ trao giải, Bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu: “Tôi ấn tượng với kỹ năng truyền thông và vận động mạnh mẽ của người trẻ trong chiến dịch “Không có bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.” UNFPA mong muốn tất cả chúng ta có thể duy trì sự phát triển này, và chúng ta sẽ không để phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của Việt Nam vì bạo lực trên cơ sở giới.”

Bà Naomi Kitahara cũng chỉ ra truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa xã hội Việt Nam trong việc im lặng khi đề cập đến bạo lực giới. "Chúng ta cần phá vỡ sự im lặng để những nạn nhân của bạo lực giới có thể chia sẻ và tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ khi họ cần. Dù bạo lực xảy ra ở đâu, dưới hình thức nào, ai là người bị ảnh hưởng, thì điều đó cũng phải dừng lại”

Bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch sáng lập Trung tâm CSAGA - đã chia sẻ: “Nam giới là đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ. Việc tổ chức những Cuộc thi như thế này sẽ góp phần tạo ra các phong trào xã hội về hình ảnh nam giới tích cực trong gia đình, và cộng đồng thông qua sử dụng công nghệ và kỹ thuật số”.

Theo Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì có gần 2 người (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra, 13,3% phụ nữ từng trải qua bạo lực tình dục do chồng gây ra trong đời. Thực tế là dù bạo lực có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kì giới tính hay độ tuổi nào, nhưng phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nạn nhân chủ yếu, chịu ảnh hưởng nhiều và nặng nề nhất từ bạo lực giới; và đối tượng gây bạo lực chủ yếu là nam giới. Vì vậy, nam giới đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.

Các tác giả và tác phẩm được vinh danh trong Lễ trao giải cuộc thi như sau:

Giải Nhất: Lê Nhật Linh – Video “Đừng làm ngơ trước bạo lực giới” Giải Nhì: Nhóm B&C (Bùi Hoàng Quân & Nguyễn Châu Ngọc San) – Phim ngắn “Chương mới”

2 Giải Ba: Phạm Thanh Xuân – Bộ ảnh “Cẩm”; Trần Minh Anh – Video “Bạn hiểu thế nào là bạo lực đối với phụ nữ?”

5 Giải Khuyến khích: Nguyễn Thị Chi – Inforgraphic; Nhóm Pạc Pạc – Inforgraphic; Nguyễn Hồng Anh – Tranh vẽ “Cùng lên tiếng chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”; Nhóm Hành Động – Phim ngắn “Tống tiền”; Nhóm Phụ nữ khuyết tật yêu nhiếp ảnh – Bộ ảnh “Đôi tay chở che, yêu thương”

Giải có lượt tương tác cao nhất: Nhóm F5 – Phim ngắn “Bông Hoa Dại”

 

QUỲNH CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.