Để người cao tuổi sống vui, sống khỏe trong mùa dịch

Chia sẻ

Dịch bệnh phức tạp khiến nhiều thói quen của người cao tuổi buộc phải thay đổi khiến nhịp sống có phần bức bối hơn. Tuy nhiên, vẫn có cách để các ông, các bà rèn luyện sức khỏe và thư giãn trong cuộc sống.

Hội viên phụ nữ cao tuổi, nòng cốt vẫn tham gia “trực chiến” các bếp ăn ấm tình tại quận Ba Đình, được lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội đến thăm hỏi và động viên.Hội viên phụ nữ cao tuổi, nòng cốt vẫn tham gia “trực chiến” các bếp ăn ấm tình tại quận Ba Đình, được lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội đến thăm hỏi và động viên. (Ảnh: QA)

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, các cháu nội của bà Bằng (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) đều ở nhà với bà. Cứ ngỡ các cháu đang tuổi nghịch ngợm sẽ chẳng chịu ngồi yên, bà sẽ phải luôn tay, luôn chân dọn dẹp, mệt càng thêm mệt. Nhưng thực tế khác hẳn, bà Bằng tranh thủ nhờ các cháu dạy sử dụng công nghệ để giải trí. Mỗi bữa cơm, bà lại thích thú với việc các cháu vào bếp sáng tạo món ăn.

Bà Bằng năm nay 70 tuổi, bình thường mỗi sáng xách làn đi chợ, rồi gặp các bà bạn hàng xóm để trò chuyện, hoặc rảnh rỗi thì tham gia hội hè của tổ dân phố. Khi dịch bệnh đến, bà chẳng được đi đâu. Ở nhà nhiều, các đồ giải trí trong nhà đều bằng công nghệ cao nên bà không sử dụng được. Tuy nhiên, bất cập đó đã được khắc phục khi các cháu bà tận tình hướng dẫn tiếp cận với công nghệ thông minh. Khi sử dụng thành thạo, bà đâm nghiện, cả ngày lướt các kênh để xem. Ngoài phim ảnh, bà thích nhất mấy kênh giới thiệu, mua sắm đồ gia dụng. Cứ thế, cuộc sống của bà bớt nhàm chán và có niềm vui trong sự bí bách trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Còn cô Thanh Hà (65 tuổi, phường Trung Tự, quận Đống Đa) đã trở thành “tín đồ” của công nghệ từ lâu. Mùa dịch, cô vừa mới đăng một loạt thành quả làm người nông dân của mình lên facebook. Thì ra, khi cả nhà phải ở nhà, chấp hành quy định giãn cách, cô Hà đã rủ con dâu trồng thêm rau và các cây ăn quả như dưa lưới, dưa lê… Từng trái dưa tròn lẳn, những khóm rau xanh mướt… khi cô đăng lên đều được bạn bè hưởng ứng nhiệt tình, nhiều người còn hỏi xin cô kinh nghiệm trồng rau “mát tay”. “Ở nhà nhiều, cả ngày lúi húi với bếp núc, lu bu với cháu con, kiểu gì chị em chúng mình cũng thấy oải. Tìm thêm những niềm vui nho nhỏ như vậy giúp tinh thần sảng khoái, cả nhà lại có thêm thực phẩm sạch để sử dụng” - cô Hà cho biết.

Nếu nhiều người cao tuổi thực hiện nghiêm thông điệp “Ở nhà là yêu nước”, thì vẫn có những cô, bác, dù tuổi đã cao, vẫn canh cánh, mong mỏi được góp sức phòng, chống dịch. Bà Trần Thị Thục Oanh (86 tuổi, hội viên phụ nữ Chi hội 11, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) là một người tiêu biểu. Là một bác sỹ, Thầy thuốc Ưu tú, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bà đã viết đơn tình nguyện tham gia cùng các y, bác sỹ để hỗ trợ Đà Nẵng. Đồng thời, bà còn ủng hộ 10 triệu đồng vào quỹ phòng, chống Covid-19 của phường. Trong năm 2021, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, bà đã tiên phong đi đầu ủng hộ 4 triệu đồng vào Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19.

Cũng tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thời gian qua, khi cả nước chung tay phòng chống dịch, một bức tâm thư của hai vợ chồng cán bộ về hưu đã gây xúc động cho toàn thể cán bộ và nhân dân phường. Trong bức tâm thư, ông bà viết: “Lại nghe lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng để chiến thắng giặc dịch rất cảm động. Vợ chồng tôi nay đều đã nghỉ hưu, cũng tiết kiệm được chút tiền phòng dưỡng già. Vậy hãy san sẻ cùng người dân và với lực lượng tuyến đầu chống dịch lúc khó khăn này…”. Hai ông bà đã xung phong ủng hộ Hội LHPN phường, UBND phường và MTTQ phường Vĩnh Phúc số tiền 100 triệu đồng để phòng, chống dịch. Theo chị Phạm Minh Châu, con dâu của ông bà, cũng là hội viên phụ nữ phường Vĩnh Phúc, gia đình hoàn toàn nhất trí vì thấy ông bà rất vui vẻ khi làm được việc có ích cho cộng đồng.

Giữ tinh thần lạc quan cho người cao tuổi trong thời điểm dịch bệnh đầy bất an này có một vai trò quan trọng từ phía gia đình. Theo ThS.BS Nguyễn Thị Kim Hoa, từ thực trạng của người cao tuổi phải liên tục ở nhà như hiện nay, cần có những phương pháp giải tỏa về thể chất cũng như tinh thần cho đối tượng này. Chính vì vậy, con cháu cần động viên, hỏi thăm và giúp người già hình thành thói quen mới như đọc sách, gọi điện, nói chuyện và chia sẻ nhiều hơn hay cùng tập thể dục, giúp đấm lưng, bóp chân, tay... để làm dịu đi cảm giác khó chịu của ông bà. Sự kết nối, hiếu thảo, thuận hòa của con cháu trong gia đình chính là liều thuốc giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe trong mùa dịch.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.