Cần tiếp tục chủ động phòng dịch và có giải pháp căn cơ phục hồi nền kinh tế

Chia sẻ

Sáng 21/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, tổ 10 gồm các đại biểu Quốc hội thuộc đoàn Hà Nội đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19...

Các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).

Các đại biểu đoàn Hà Nội thảo luận tại tổ trong sáng 21/10.Các đại biểu đoàn Hà Nội thảo luận tại tổ trong sáng 21/10. Ảnh: T.H

Hà Nội đã kiểm soát ổn tình hình dịch Covid-19

Đề cập về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trần Thị Nhị Hà khẳng định: Đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của Nhân dân. Đây là dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ. Để chống dịch, thời gian qua, Hà Nội đã huy động tổng thể các lực lượng: y tế, công an, quân đội, người dân… tham gia phòng chống dịch. Công tác truy vết, xét nghiệm được triển khai hiệu quả.

Đáng nói, Hà Nội đã triển khai đồng bộ, khoa học nhiều mô hình phòng dịch. Có những mô hình được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và giới thiệu để các tỉnh tham khảo như: Mô hình cách ly 3 lớp, vùng xanh an toàn, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng lưới thầy thuốc đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân… đã tạo được sự ủng hộ, tin tưởng của người dân.

Chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng cũng là điểm nhấn của Hà Nội trong công tác phòng dịch. Về tiêm chủng, trong 5 ngày BYT cấp cho HN 3,2 triệu liều vắc xin, đây là áp lực vô cùng lớn. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố, ngành y tế đã vượt qua khó khăn. Chiến dịch tiêm chủng có nhiều ấn tượng, đặc biệt là tạo sự tin tưởng, đồng thuận tham gia của người dân.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà nêu ý kiến về công tác phòng dịch của Hà Nội.Đại biểu Trần Thị Nhị Hà nêu ý kiến về công tác phòng dịch của Hà Nội. (Ảnh: T.H)

Về chiến dịch xét nghiệm, Hà Nội áp dụng công thức theo đúng chỉ định của dịch tễ, quy mô diện rộng, căn cứ sự lây lan virus, vùng nguy cơ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và công tác phòng dịch, phát hiện sớm, chủ động các ca Covid. Với 4,2 triệu mẫu, đã phát hiện 19 ca F0 nhưng chỉ có xét nghiệm mới phát hiện ra được.

Để công tác phòng dịch tốt hơn, đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần có chiến lược vắc xin của năm 2022; tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế từ dự phòng, cơ sở, điều trị; thống nhất thông điệp truyền thông từ Trung ương đến địa phương với mục đích cao nhất là tạo được sự tin tưởng, đồng hành và nâng cao nhận thức trong công tác phòng dịch của người dân… Ngoài ra, cần có nguồn lực dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch. Việc mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế cũng cần thực hiện một cách khoa học, tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng khi cần đến thì không có, khi không cần đến thì dư thừa.

Kịch bản phục hồi kinh tế phụ thuộc tình hình dịch bệnh

Đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng nhất trí với việc Chính phủ xây dựng các kịch bản phục hồi sau đại dịch, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý kết quả trên chỉ đạt được khi chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh cùng với chiến lược tiêm phủ vắc xin trên toàn quốc. Đại biểu cơ bản nhất trí với các giải pháp mà Chính phủ đưa ra trong năm tới, song cần bổ sung thêm các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp - một trong những trụ đỡ của nền kinh tế nước ta.

Bày tỏ quan ngại khi chưa bao giờ GDP lại giảm như quý III vừa qua với mức âm, cho thấy sức khỏe nền kinh tế đang bị tác động nghiêm trọng, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng: Nếu chúng ta không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch thì nguy cơ suy thoái nền kinh tế là rất có thể. Đại biểu cũng cho rằng một số địa phương áp dụng cứng nhắc các chỉ đạo của Trung ương nên đã ảnh hưởng đến các hoạt động dịch vụ, các nhà máy phải đóng cửa tạm ngừng hoạt động nên tác động đến chuỗi cung ứng hàng hóa trong phạm vi cả nước. Về các giải pháp trong thời gian tới, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan nêu ý kiến về chiên lược kinh tế, xã hộiĐại biểu Nguyễn Thị Lan nêu ý kiến về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. (Ảnh: T.H)

Về mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% trong năm 2022, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng đây là điều cần thiết khi chúng ta bắt đầu khôi phục sản xuất sau đại dịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phục hồi kinh tế trong quý IV sẽ khó khăn hơn sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp, nhà máy phải tạm ngừng hoạt động. Vì thế, trong năm 2022, giải pháp quan trọng vẫn là thúc đẩy tiêm bao phủ vắc xin trong cộng đồng, trong đó ưu tiên sản xuất vắc xin trong nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, hỗ trợ về nguồn vốn vay ưu đãi. Cùng với đó, Chính phủ cần linh hoạt hơn nữa trong thực hiện chính sách tài khóa, đặt hàng các tập đoàn kinh tế lớn để huy động cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Đinh Tiến Dũng cũng cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ, đặc biệt là biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh chống dịch. Chúng ta đã đạt 8/12 chỉ tiêu. Dịch bệnh tác động đến mọi mặt đời sống nên các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.

Cho rằng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% vào năm 2022 là tương đối phù hợp, đại biểu Đinh Tiến Dũng cũng nhận định điều này phụ thuộc lớn vào tình hình dịch Covid-19, việc mở cửa nền kinh tế đến đâu, việc tiêm bao phủ vắc xin như thế nào và sống chung với dịch Covid-19 ra sao. Bởi thực tế cho thấy biến chủng Delta cùng với biến chủng mới, vì thế Chính phủ cần có chủ trương, bố trí nguồn lực vắc xin trong năm 2022. Cho rằng nền kinh tế đang có nguy cơ khủng hoảng khi phải chi cho công tác phòng, chống dịch nên cần phải đánh giá lại một cách tổng thể, cùng với đó là những dự báo để ứng phó kịp thời.

Về công tác phòng, chống dịch của thành phố, đại biểu nhận định đại dịch này là chưa có tiền lệ nên nhiều địa phương vừa chống dịch vừa rút kinh nghiệm. Hà Nội có nhiều đặc thù nên công tác phòng chống dịch khó khăn hơn, vì thế ngay từ ngày đầu thành phố đã chuẩn bị các phương án cao hơn, đặc biệt tại các khu cách ly, rồi các khu điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ… Thành phố cũng đã rà soát lại toàn bộ các kịch bản phòng, chống dịch, quyết không để F1 cách ly tại nhà và điều trị F0 tại nhà.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nếu ý kiến tại phiên thảo luận.Đại biểu Hoàng Văn Cường nếu ý kiến tại phiên thảo luận. (Ảnh: T.H)

Thành phố cũng phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống dịch cũng như truy vết các trường hợp liên quan. Về nhiệm vụ thời gian tới để vừa phát triển sản xuất - kinh doanh vừa chống dịch thì việc tiêm phủ vắc xin mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên là hết sức quan trọng.

Sắp tới khi các trường đại học mở cửa trở lại, sinh viên từ các tỉnh trở về Hà Nội cùng lực lượng lao động ngoại tỉnh về thì nguy cơ còn rất lớn. Vì thế việc kiểm soát dịch vẫn được thành phố đặt trọng tâm ưu tiên. Trong đó, giải pháp tốt nhất là phải từ cơ sở, các tổ Covid-19 cộng đồng trong theo dõi di biến động dân cư và truy vết. Cùng với việc tuyên truyền, cần xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định phòng chống dịch để tạo sức răn đe.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

17 tác phẩm xuất sắc được trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động về Điện Biên Phủ và Bộ đội Trường Sơn

17 tác phẩm xuất sắc được trao giải thưởng sáng tác tranh cổ động về Điện Biên Phủ và Bộ đội Trường Sơn

(PNTĐ) - Tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, Ban tổ chức đã trao giải cho 17 tác phẩm xuất sắc.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra các dự án, khu chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra các dự án, khu chung cư tăng giá bất thường

(PNTĐ) - Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1488/BXD-QLN gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn. Theo đó, đề nghị UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo có hiệu quả các nội dung này và có báo cáo gửi về Bộ trước ngày 20/4/2024.
Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(PNTĐ) - Với tinh thần “đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương dân chủ, cử ra Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm khóa III gồm 55 đại biểu. Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm khóa III.