Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước

Chia sẻ

Ngày 4/11, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với chủ đề “Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ và Nguồn nhân lực chất lượng cao - Những nội dung liên quan trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng”

ĐâyHội thảo tập trung lấy ý kiến của lực lượng nữ trí thức

Đây là hội thảo tập trung lấy ý kiến của lực lượng nữ trí thức với sự tham dự của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nữ doanh nhân, cán bộ hội viên và đại diện phụ nữ tiêu biểu của cả nước và cũng là 1 trong 4 hội thảo mà Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức trong 2 tuần qua để đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Hà Thị Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Dự Hội thảo còn có các đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; GS. TS. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; đại diện lãnh đạo các vụ của Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban soạn thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cùng các đại biểu là lãnh đạo, hội viên Hội Nữ tri thức Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam tham dự và đóng góp ý kiến.

cCác đại biểu tham gia hội thảo

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Dự thảo Văn kiện đã khẳng định, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục được đổi mới sáng tạo và có bước phát triển, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Đồng thời, dự thảo Văn kiện cũng chỉ rõ những hạn chế trong lĩnh vực này như đổi mới chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả chưa cao, giáo dục "làm người", đạo đức, lối sống còn bị xem nhẹ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, chưa tạo được môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, thu hút nhân tài...

Đồng chí Hà Thị Nga Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảoĐồng chí Hà Thị Nga Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch  Hội LHPN Việt Nam mong muốn lắng nghe ý kiến tham luận, trao đổi, đóng góp ý kiến của đội ngũ nữ trí thức từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, cũng như các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, để phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng có thể tận dụng được các cơ hội từ hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: "Các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị công phu, bài bản với nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở các ý kiến góp ý từ các cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học, các cuộc khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các địa phương, ban ngành. Hệ thống các văn kiện Đại hội XIII của Đảng gắn kết chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc Báo cáo chính trị là trung tâm, các báo cáo khác là báo cáo thành phần. Các luận điểm, nội dung căn bản về đường lối được xác định trong Báo cáo chính trị đều được thể hiện nhất quán và cụ thể hóa trong các báo cáo còn lại".

qGS.TS. Tạ Ngọc Tấn gợi mở những vấn đề mới, cần lưu ý cho ý kiến từ đội ngũ các nữ trí thức

Liên quan trực tiếp đến các nội dung về giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao trong các dự thảo trong các dự thảo văn kiện, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn gợi mở những vấn đề mới, cần lưu ý cho ý kiến, đó là: về chủ đề Đại hội; về tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước, trong đó nhấn mạnh 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030; về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ; những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp vào hai nhóm chủ đề chính: Giáo dục và đào tạo - Khoa học và công nghệ và Nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển, công tác tổ chức, quản lý hệ thống, đội ngũ nhà khoa học, cán bộ, người lao động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; chế độ đãi ngộ, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, đầu tư đổi mới công nghệ…

QĐồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến góp ý của đội ngũ trí thức.

Các ý kiến đóng góp rõ ràng, cụ thể, tâm huyết, trách nhiệm

qĐồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ 

Góp ý về định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị bổ sung: “Vị thế của khoa học Việt Nam trên bản đồ khoa học thế giới đã tiến bộ rõ rệt" trong phần đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới; bổ sung giáo dục STEM - một xu hướng giáo dục quốc tế của xã hội số, là nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ - ở bậc phổ thông trong mục V và mục VI của dự thảo Báo cáo chính trị... Dự thảo cần bổ sung nội dung "Có chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ nhà khoa học nữ tham gia hoạt động Khoa học - Công nghệ.

Liên quan đến phần về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người, đồng chí Nguyễn Thanh Thủy- Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cần chú trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam. 

Các đại biểu tham đóng góp ý kiến tại hội thảo với 2 nội dungCác đại biểu tham đóng góp ý kiến tại hội thảo với 2 nội dung chính: Giáo dục và đào tạo - Khoa học và công nghệ và Nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để  thu hút và trọng dụng nhân tài, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Thủy kiến nghị, cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

 GS. TS. Lê Minh Thắng, Giảng viên cao cấp Viện Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội góp ý: "Một số định hướng chủ đạo cần được nhấn mạnh, cụ thể hơn như việc đẩy mạnh tự chủ đại học, thay đổi cơ chế quản trị trong trường đại học, tập trung vào nâng cao vai trò của hội đồng trường và đổi mới cơ chế, phương thức quản trị tài chính. Chính sách đột phá, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần được làm rõ hơn..."

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến phân tích, kiến nghị, góp ý vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về những vấn đề liên quan giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Các ý kiến có chất lượng cao, đóng góp rõ ràng, cụ thể, tâm huyết, trách nhiệm của nữ trí thức dành cho Đảng, cho đất nước. Trên cơ sở đó, đồng chí Trương Thị Mai mong muốn các nữ trí thức tiếp tục đóng góp vai trò xứng đáng cho sự phát triển của đất nước những năm tiếp theo. Đồng chí đề nghị, các đại biểu cần tiếp tục trao đổi, góp ý làm rõ thêm một số khía cạnh, như: vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển; chất lượng nguồn nhân lực; việc đào tạo, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho nhóm phụ nữ khó khăn; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tinh thần làm chủ của phụ nữ; xử lý nghiêm những hành vi bạo lực, mua bán xâm hại phụ nữ, trẻ em... 

cCác đại biểu còn đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. 

 Bài và ảnh: THANH THANH

 

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày sinh của Người

Các cấp Hội LHPN Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày sinh của Người

(PNTĐ) - Ngày 19/5/2024, bà Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã dẫn đầu Đoàn công tác đến dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, núi Ba Vì, Hà Nội. Tham gia cùng đoàn có ông Phùng Khải Lợi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội; bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội; lãnh đạo Hội LHPN thành phố Đà Nẵng, Hội LHPN huyện Ba Vì, Hà Nội...
Hội LHPN Việt Nam: Kêu gọi thực hành bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực

Hội LHPN Việt Nam: Kêu gọi thực hành bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực

(PNTĐ) - Sáng 19/5, tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”.  Đây là  hoạt động thiết thực của các cấp Hội hụ nữ nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo hỗ trợ phụ nữ tham gia chuyển đổi số

Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo hỗ trợ phụ nữ tham gia chuyển đổi số

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam có nhiều hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số trong tổ chức Hội như: nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai hoạt động của Hội, trong công tác tuyên truyền và quản lý hội viên; thí điểm mô hình thu hút, tập hợp phụ nữ trên không gian mạng; tích cực vận động nguồn lực trang bị máy tính cho 100% cơ sở Hội... đồng thời  tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên, phụ nữ sử dụng mạng xã hội an toàn, phòng chống lừa đảo trên không gian mạng....
Hội LHPN phường Phú Thượng, Tứ Liên: Sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo gương Bác

Hội LHPN phường Phú Thượng, Tứ Liên: Sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo gương Bác

(PNTĐ) - Sáng ngày 18/5/2024, đoàn đại biểu Hội LHPN phường Phú Thượng, Hội LHPN phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) tổ chức buổi học tập, giáo dục truyền thống cho đội ngũ cán bộ Hội tại di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An (Số 6 ngõ 319 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong khoa học công nghệ

Nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong khoa học công nghệ

(PNTĐ) - "Là một người phụ nữ đã trải qua hơn hai thập kỷ trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin, tôi hiểu rõ những khó khăn và thách thức mà chị em phụ nữ phải đối mặt. Nhưng cũng nhờ vào việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản trị điều hành doanh nghiệp, tôi đã và đang dung hòa được giữa công việc và gia đình".