Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: Nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Bắc Lưu
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, với đặc thù là tỉnh miền núi có trên 84% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Sơn La xác định bình đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian qua, UBND tỉnh Sơn La đã có những chính sách tạo việc làm cho lao động nữ, nhất là tăng cường các nguồn vốn vay cho lao động nữ, hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo và tạo việc làm, xuất khẩu lao động; mở các lớp chuyển giao khoa học công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, học tập các mô hình khuyến công, khuyến nông... tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tiếp cận thị trường, phát triển doanh nghiệp nữ.

Các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Sơn La cũng đã gắn thực hiện công tác bình đẳng giới với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh”... Đồng thời, triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”; xây dựng các mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo, cận nghèo tại các xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn.

 

Đến nay, Hội LHPN tỉnh Sơn La đã hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động của 130 HTX do phụ nữ quản lý. Tiếp tục chỉ đạo việc duy trì hoạt động và xây dựng nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 114 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, 230 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 529 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; 579 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, 60 đường dây nóng ở cơ sở. Tại các trường học duy trì hoạt động câu lạc bộ “Bạn gái tiêu biểu” tại 34 trường THPT trên địa bàn 12 huyện, thành phố, tạo điều kiện cho nữ học sinh được chia sẻ kinh nghiệm học tập, tình bạn, tình yêu lành mạnh, từng bước thay đổi cơ bản những định kiến về giới.

Trong lĩnh vực y tế, công tác truyền thông, vận động về bình đẳng giới được triển khai thực hiện lồng ghép trong các kế hoạch, chương trình, mô hình, đề án bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó tập trung truyền thông vào lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; cung cấp các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, can thiệp giảm thiểu tảo hôn, mất cân bằng giới tính khi sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân...

Đặc biệt, công tác tuyên truyền được các cấp các ngành, đoàn thể triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí; tuyên truyền lồng ghép trong các chuyên mục như: “Hộp thư truyền hình, “Pháp luật và cuộc sống”, “Phổ biến kiến thức”, “Dân số kế hoạch hóa gia đình”, “Chuyện đường phố bản làng”; tuyên truyền đường dài bằng xe thông tin lưu động đến các xã, bản; căng treo băng rôn, khẩu hiệu vượt đường, chiếu phim lưu động tại các xã, bản, tổ chức tuyên truyền trong các buổi họp dân tại các bản, tổ dân phố, các buổi sinh hoạt của nhóm liên gia tự quản tại cơ sở;… Qua đó truyền tải những thông tin có ích nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến bình đẳng giới.

Với sự nỗ lực của các cấp trong tỉnh Sơn La đã góp phần triển khai và thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn. Từ đó nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm về công tác phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên, đã tạo được sự chuyển biến rõ nét và hiệu quả trong công tác bình đẳng giới trên các lĩnh vực.

Sơn La: Nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình - ảnh 1
Công tác cán bộ nữ được các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tỉnh Sơn La quan tâm.

Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng được chú trọng triển khai như: Lồng ghép giới và bình đẳng giới vào các môn học; giáo dục kỹ năng sống ở các cấp học trong trường phổ thông; giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái; đưa nội dung về bình đẳng giới vào các chương trình bồi dưỡng, đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm giáo trình, sách giáo khoa có quan điểm đúng đắn về giới, tích cực loại bỏ thành kiến giới.

 

Tin cùng chuyên mục

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.