Cây sồi mùa đông

Chia sẻ

Tình yêu vốn muôn màu, muôn vẻ. Thường thì, người ta cảm mến rồi nảy sinh tình cảm yêu thương nhau vì cùng trang lứa, cùng nghĩ suy. Nhưng có khi sự khác biệt của tuổi tác, của cảm quan, lại tạo nên một chuyện tình đẹp. Sự chênh lệch ấy vừa là một bi kịch, vừa là một phép thử của tấm chân tình.

Em như cây phong non
Dễ cười và dễ khóc
Tôi cây sồi mùa đông
Vỏ sần sùi gai góc.

Cùng nhận về mưa móc
Cùng toả xanh cho đời
Cây phong nhiều mắt ngắm
Bỏ quên một cây sồi.

Phong non mọc thêm chồi
Cây sồi càng rụng lá
Cả hai cùng siêng năng
Giữa đất cằn sỏi đá.

Phong non nghiêng mắt lá
Tán toả xanh ngời ngời
Nhận về toàn tuyết giá
Là cây sồi mùa đông.
                            Đoàn Thị Lam Luyến

Ảnh minh họaẢnh minh họa

LỜI BÌNH:

Tình yêu vốn muôn màu, muôn vẻ. Thường thì, người ta cảm mến rồi nảy sinh tình cảm yêu thương nhau vì cùng trang lứa, cùng nghĩ suy. Nhưng có khi sự khác biệt của tuổi tác, của cảm quan, lại tạo nên một chuyện tình đẹp. Sự chênh lệch ấy vừa là một bi kịch, vừa là một phép thử của tấm chân tình. Ấy là trường hợp bài thơ Cây sồi mùa đông của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Trong cùng một “hệ sinh thái” tình cảm lại có hai cuộc đời, hai tâm trạng, mang bóng dáng của những cái cây:

Em như cây phong non
Dễ cười và dễ khóc
Tôi cây sồi mùa đông
Vỏ sần sùi gai góc.

Ở đây ta bắt gặp những cặp so sánh già-trẻ, non-cỗi, ồn ào-lặng lẽ… khá thú vị. Nhưng đọng lại trong tâm trí người đọc vẫn là chút gì “sần sùi gai góc” của sự trải nghiệm. Lớp vỏ tưởng như cam chịu, trơ lì ấy chính là dấu tích của một thời sôi nổi ngày nào, giống như em của ngày hôm nay. Nhưng mà, trong khu rừng, trong cuộc đời, đâu phải chỉ có hai cái cây mà còn nhiều đôi mắt nhòm ngó, còn “lời ong, tiếng ve”:

Cùng nhận về mưa móc
Cùng toả xanh cho đời
Cây phong nhiều mắt ngắm
Bỏ quên một cây sồi.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Với sự tương đồng, gần gũi của hai thực thể trong cuộc sống, có chút gì gần gũi, cùng cảnh ngộ, dễ cảm thông giữa hai người. Nhưng mà, bao “mắt ngắm” lại chỉ hướng về “cây phong”-em; bỏ mặc “cây sồi” - anh cần mẫn, già nua này. Dường như có chút chạnh lòng, tủi thân mà cũng dễ hiểu, dễ cảm thông cho quy luật tự nhiên đó, để rồi:

Phong non mọc thêm chồi
Cây sồi càng rụng lá
Cả hai cùng siêng năng
Giữa đất cằn sỏi đá.

Giờ thì, hai cái cây đang dần xa nhau, dần “đi” về hai phía, một càng xum xuê, tươi tốt (Phong non mọc thêm chồi), một ngày càng già nua, tàn tạ (Cây sồi càng rụng lá). Nhưng, không vì thế mà cuộc sống trở nên bi quan, u ám, buồn tẻ. Là một cái cây đích thực sẽ luôn nhớ nhiệm vụ, bổn phận của mình cũng như một tình yêu đích thực luôn hướng về những điều tốt đẹp giữa bao gian khó: “Cả hai cùng siêng năng/Giữa đất cằn sỏi đá”. Hai chữ “siêng năng” đã kéo hai cuộc đời gần lại bằng một tiếng nói chung của tâm hồn. Và rồi, câu chuyện tình mùa đông giữa hai cái cây ấy có một cái kết thật thú vị:

Phong non nghiêng mắt lá
Tán toả xanh ngời ngời
Nhận về toàn tuyết giá
Là cây sồi mùa đông.

Cây sồi già lặng lẽ, âm thầm hy sinh vì một tình yêu đơn phương và cao thượng (Nhận về toàn tuyết giá), để phong non “tỏa bóng xanh ngời”. Một chuyện tình của những cái cây thật đẹp giữa mùa đông như ngọn lửa cảm xúc ấm áp.

Vẫn biết đó là chuyện của những cái cây bên nhau, vừa nâng đỡ, vừa che chở qua tháng ngày lạnh giá nhưng khi đọc Cây sồi mùa đông của Đoàn Thị Lam Luyến ai cũng thấy có bóng dáng cuộc đời mình. Mỗi năm chỉ có một mùa sương giá, gió lạnh nhưng trong cuộc đời đâu thiếu những gian khó, nguy nan. Phải là người yêu thật lòng, yêu người mình yêu hơn cả bản thân mới có được tình cảm ấy, sự hy sinh ấy. Có lẽ, mùa đông này Cây sồi mùa đông đã dạy cho chúng ta một bài học quý giá như thế.

PHƯƠNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.