Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, giúp phụ nữ phát triển sản xuất

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn Hà Nội thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2018 - 2022. Từ nguồn vốn vay ưu đãi thông qua tổ chức Hội, nhiều gia đình hội viên phụ nữ đã phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh làm giàu chính đáng.

Giúp hội viên phụ nữ phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống

Phú Xuyên là huyện ngoại thành, phía nam Thủ đô Hà Nội, nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp với các mô hình thâm canh có giá trị kinh tế cao. Chị Vũ Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch Hội LHPN cho biết: Huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020, hiện đang bước vào lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao (phấn đấu đến năm 2025 huyện sẽ có 10 xã đạt NTM nâng cao và 5 xã NTM kiểu mẫu).

Với hơn 38 nghìn hội viên, Hội Phụ nữ đã phát huy vai trò của tổ chức Hội trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hoạt động tín chấp nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đóng góp vào những kết quả chung trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Nhờ thực hiện tốt phương châm vay vốn đúng đối tượng, đúng mục đích, sử dụng hiệu quả, thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập kinh nghiệm, trao đổi tham quan các mô hình phát triển kinh tế... từ nguồn vốn tín chấp, đã mở ra nhiều cơ hội để gia đình của chị em hội viên có điều kiện áp dụng các ứng dụng khoa học vào sản xuất như: Mô hình gieo mạ khay, cấy máy; chăn nuôi, thủy sản chất lượng cao; sản xuất rau an toàn, lúa, hàng hóa có giá trị kinh tế... 

Không những thế, Huyện Hội còn hỗ trợ hiệu quả việc thành lập và phát triển các mô hình kinh tế, Hội đã thành lập 6 hợp tác xã và 3 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ; nhiều sản phẩm sáng tạo do chị em phụ nữ thực hiện được vinh danh, nhiều mô hình mới, cách làm hay trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín chấp được nhân rộng. Nhờ nguồn vốn tín chấp qua tổ chức Hội Phụ nữ, đã góp phần tạo việc làm cho trên 4.000 lao động nông thôn. Các cấp Hội Phụ nữ huyện cũng đã giúp 613 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn ổn định cuộc sống. 

Còn tại huyện Ba Vì, theo chị Lê Thị Tuyến, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ba Vì cho biết: Trong những năm qua thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, và văn bản liên ngành giữa Hội LHPN Thành phố Hà Nội với các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố giai 2018-2022, Huyện Hội đã phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Vì chi nhánh Hà Tây I ký kết văn bản thỏa thuận liên ngành về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2018-2022; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình cho vay vốn thông qua tổ nhóm của phụ nữ, 2 ngành cùng phối hợp tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn của hội viên. Kết quả, tính đến cuối năm 2022, toàn huyện có tổng dư nợ là hơn 210 tỷ đồng với 96 tổ vay vốn và giúp gần 1.000 hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo nâng cao mức sống. 

Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, giúp phụ nữ phát triển sản xuất - ảnh 1
Trong tháng 2/2023, Hội LHPN Hà Nội và các đơn vị ký kết văn bản thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2023-2027.

Có thể khẳng định, hoạt động vay vốn đã giúp hội viên, phụ nữ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn; tạo điều kiện xây dựng và củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, tập hợp và phát triển hội viên…

Tạo điều kiện cho hộ vay được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội với các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2018-2022, được Hội LHPN Hà Nội tổ chức vào tháng 2 vừa qua, bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN Hà Nội cho biết: Trong công tác chỉ đạo, triển khai Chương trình phối hợp, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã thực hiện ký kết văn bản thỏa thuận liên ngành với Agribank chi nhánh Hà Tây, Hà Tây I và Hà Nội I, Hà Nội II về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần xây dựng nông thôn mới... Hội Phụ nữ đẩy mạnh tuyên truyền về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ vay vốn, thúc đẩy tăng trưởng dư nợ thông qua tổ vay vốn của Hội Phụ nữ, tạo điều kiện giúp cho hội viên, phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng.

Qua đó đã có 13/18 Hội LHPN huyện, thị xã đã ký kết phối hợp với Agribank cùng cấp, trong đó 1/18 huyện thực hiện ký chương trình với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô (huyện Đan Phượng)... Tính đến ngày 31/12/2022, doanh số cho vay thông qua tổ vay vốn số dư nợ trên toàn thành phố là 874,228 tỷ đồng với 435 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 9.171 hộ vay, giảm 22,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Từ nguồn vốn đã hỗ trợ các hộ vay phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Chia sẻ những kinh nghiệm, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2018-2022, chị Nguyễn Thị Ánh Kim, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Mỹ Đức cho biết: Nguồn vốn tín dụng cho vay hiện chỉ tập trung cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay mô hình ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Các khoản vay không bảo đảm tài sản qua tổ chức Hội mức vay và dư nợ còn thấp.

Theo bà Đặng Thị Tuần, thôn 11, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, Hà Nội - Tổ trưởng tổ vay vốn cho biết: Hiện nay, người dân chỉ được vay vốn với số tiền 200 triệu đồng, với số tiền này rất khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh, sản xuất. Vì vậy, nguyện vọng của người dân là mong muốn được vay với số tiền cao hơn. Ngoài ra, người dân cũng có nguyện vọng được tham gia các lớp tập huấn tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin để tiếp cận vốn và hiểu biết hơn.

Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, giúp phụ nữ phát triển sản xuất - ảnh 2
Thông qua tổ chức Hội, nhiều chị em hội viên phụ nữ được vay vốn ưu đãi phát triển chăn nuôi tại huyện Ba Vì.

Bà Vũ Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Xuyên, đề nghị ngân hàng cần xem xét tiếp tục có chính sách giảm lãi suất cho vay một số chương trình đặc thù để hỗ trợ, giúp đỡ người khó khăn, yếu thế, rủi ro đột xuất. Ngoài ra, hiện nay, nhiều đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng (trong đó có Ngân hàng Agribank) để lừa gạt hộ vay tham gia các gói dịch vụ hoặc lừa đảo chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản, đề nghị Ngân hàng tiếp tục có thông tin cảnh báo, tuyên truyền để người dân cảnh giác và có biện pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng trên.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội nhấn mạnh: Hoạt động phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội và Agribank các chi nhánh Hà Tây, Hà Tây I, Hà Nội I, Hà Nội II đã góp phần tích cực trong triển khai thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mô hình cho vay qua Tổ vay vốn là kênh dẫn vốn hiệu quả, tạo điều kiện cho hộ vay được tiếp cận nguồn vốn và sử dụng các dịch vụ của Agribank nhanh chóng, thuận lợi và an toàn. Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội đề nghị các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank tăng cường phối hợp với các cấp Hội, tuyên truyền vận động để phụ nữ thực hiện tài chính một cách hiệu quả nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của từng gia đình.

Bên cạnh đó, cần phối hợp, ký kết chương trình cho vay vốn qua tổ nhóm tới 100% các huyện, thị xã trên địa bàn phù hợp với từng địa phương, đơn vị; nâng cao công tác phối hợp kiểm tra giám sát, tập huấn, trao đổi thông tin thường xuyên để có biện pháp khắc phục với các trường hợp phát sinh nợ quá hạn; đề nghị Agribank tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, ở cơ sở tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ khác của Agribank…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.