4 vị trí khởi công vành đai 4 ở Hà Nội

KHẢI HOÀ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Hà Nội dự kiến 4 vị trí khởi công dự án vành đai 4 - vùng thủ đô nằm trên địa phận các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Thời gian khởi công trước ngày 30/6.

Trong báo cáo gửi UBND Hà Nội về tình hình triển khai dự án vành đai 4 - vùng thủ đô trên địa bàn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố cho biết tính đến hết tháng 5, các quận huyện đã phê duyệt và thu hồi hơn 537.000ha đất, đạt 67,32%.

Tổng số tiền đã phê duyệt cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư là 4.286 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 6, địa phương sẽ bàn giao trên 75% mặt bằng sạch để khởi công dự án và cam kết bàn giao 100% trước ngày 31/12.

Riêng với dự án thành phần 2.1 là xây dựng đường song hành, Ban Quản lý dự án lên kế hoạch tổ chức lựa chọn xong nhà thầu và khởi công 4 gói thầu trước ngày 30/6.

Dự kiến, trên toàn tuyến thuộc địa bàn Hà Nội, các đơn vị sẽ khởi công đồng loạt tại 4 vị trí: đoạn giao cắt giữa tuyến vành đai 4 với quốc lộ 2, lý trình km1+44 thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn; giao cắt giữa vành đai 4 với đường Phương Bảng thuộc xã Song Phương, huyện Hoài Đức; vị trí giao trục phía nam tại Km45+700 thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai; vị trí giao với quốc lộ 1A cũ tại Km52+600 thuộc địa phận xã Văn Bình, huyện Thường Tín.

4 vị trí khởi công vành đai 4 ở Hà Nội - ảnh 1
Các hộ dân nhận tiền đền bù vui mừng

Với dự án thành phần 3 là xây dựng đường cao tốc theo đối tác công tư (PPP), UBND Hà Nội trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước ngày 5/6. 

Hiện Ban Quản lý dự án và đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, lập phương án thiết kế kỹ thuật hạng mục di chuyển điện cao thế từ 110kV đến 500 kV. Dự kiến, phương án này được trình Sở Công Thương thẩm định trong tháng 6.

Về đề xuất, Ban Quản lý dự án đề nghị UBND Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét chấp thuận điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đối với dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 - vùng thủ đô trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể, đơn vị đề xuất bổ sung 20 tỷ đồng đối với công tác di chuyển điện do Ban Quản lý thực hiện; bổ sung 3.965 tỷ đồng tiền vốn đối với công tác giải phóng mặt bằng do các quận, huyện thực hiện; bổ sung 350 tỷ đồng với dự án thành phần 2.1.

Ban Quản lý dự án cũng đề xuất UBND Hà Nội tổ chức làm việc với các bộ, ngành để có phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thông báo của Văn phòng Chính phủ.

Trong đó đoạn qua Hà Nội hơn 58km, đoạn qua Hưng Yên hơn 19km, đoạn qua Bắc Ninh trên 25km và tuyến nối dài 9,7km. Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.
Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà trả lời báo chí về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà trả lời báo chí về dòng vốn tín dụng này đã bơm ra nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực nào và tỷ trọng là bao nhiêu, khi tính đến cuối tháng 5/2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.