Cần nhận dạng làm rõ vướng mắc cụ thể trong công tác quy hoạch

Chia sẻ

Sáng 13/1, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP và Thường trực HĐND TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn ĐB Quốc hội TP Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề tại UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Nguyễn Nguyên Quân thay mặt đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về vấn đề này, tập trung vào việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch và công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng.

Theo đó, TP đã quan tâm lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, nghiêm túc, đồng bộ, với cách làm thận trọng, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô, song song lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đảm bảo đúng quy trình quy định pháp luật, phù hợp đặc thù Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô bền vững với tầm nhìn quy hoạch dài hạn. HĐND TP kịp thời ban hành các nghị quyết để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác quy hoạch. UBND TP tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, nhất là từ 2020 đến nay ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, cơ quan chuvên môn tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 song song lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030-tầm nhìn 2050. Cùng đó, TP tổ chức rà soát, ban hành danh mục quy hoạch tích hợp vào các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và điều đỉnh quy hoạch thời kỳ 2011-2020; thực hiện rà soát các quy hoạch hết hiệu lực theo quy định để bãi bỏ theo thẩm quyền; dành nguồn ngân sách các cấp hàng năm để bổ trí phân bổ dự toán cho công lác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại Hội nghịChủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại Hội nghị

Mặc dù vậy, theo đoàn giám sát, qua rà soát các chính sách, pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, pháp luật xây dựng đã được ban hành, ngoài những hạn chế của quy định pháp luật đã được khắc phục, còn 5 nội dung vướng mắc trong quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch, 30 nội dung vướng mắc trong các quy định Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành cần được kiến nghị T.Ư tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể. Đoàn giám sát đã nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ, đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi bổ sung, hướng dẫn tháo gỡ.

Đáng chú ý, công tác tác lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2010, tầm nhìn đến 2050 chậm tiến độ so với yêu cầu của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 5/2/2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch và Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 27/9/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của Chính phủ. Khối lượng nội dung công việc phải triển khai thực hiện của Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 là rất lớn, yêu cầu về chất lượng và đồng bộ cao, thời hạn hoàn thành theo quy định của Chính phủ không dài (31/12/2022).

Trong khi, số cán bộ phụ trách công tác quy hoạch tại các sở, ngành nhất là quận, huyện còn hạn chế; cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các đơn vị chuyên trách quản lý quy hoạch tại các sở, ngành chưa được kiện toàn phù hợp yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch theo quy định Luật Quy hoạch. Công lác phối hợp giữa cơ quan được giao lập quy hoạch với các sở, ngành và giữa sở, ngành với quận, huyện còn hạn chế, chưa đồng bộ…

“Trước những tồn tại hạn chế đó, cùng các ý kiến tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị UBND TP, các sở, ngành và UBND quận, huyện thảo luận, giải trình bổ sung, phân tích cụ thể, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, nhất là nguyên nhân chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra tiến độ của TP, địa phương, đơn vị. Trên cơ sở đó, Đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ, chính xác. Qua báo cáo của 30 quận, huyện, Đoàn cũng đã nhận được 79 kiến nghị của các địa phương liên quan công tác quy hoạch, đất đai, thực hiện những dự án đầu tư theo quy hoạch; Đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ chuyển đến UBND TP xem xét, giải quyết theo thẩm quyền” - ông Nguyễn Nguyên Quân nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định, việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của Thủ đô; UBND TP đã và đang chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, làm sao chuẩn hóa và đồng bộ được toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan, khắc phục những tồn tại và hạn chế mang tính đặc thù của Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP đề nghị UBND TP tập trung khắc phục ngay những tồn tại hạn chế mà Đoàn giám sát đã chỉ ra, đồng thời cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã… “Cần nhận dạng làm rõ vướng mắc cụ thể ở đâu để rõ trách nhiệm, địa chỉ, nguyên nhân chủ quan và khách quan, phương hướng khắc phục, trong đó vấn đề nào thuộc thẩm quyền TP như thủ tục hành chính… thì UBND TP sẽ tập trung tháo gỡ” - Chủ tịch UBND TP khẳng định.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh: Việc triển khai các công việc liên quan quy hoạch Thủ đô có ý nghĩa rất quan trọng với TP Hà Nội trong thời gian này, nhất là trong điều kiện mới hiện nay cần xem xét những vấn đề nêu ra còn phù hợp không, cần rà soát điều chỉnh những gì. Đề nghị các sở, ngành liên quan rà soát, tích hợp, bổ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện để phù hợp sự phát triển Thủ đô trong tình hình mới, trong đó Sở Quy hoạch Kiến trúc phải có vai trò đầu tàu. Trong quá trình này, cần chú trọng đảm bảo cả 2 tiêu chí chất lượng và tiến độ. Để đảm bảo tiến độ, cần lập biểu ngang một cách cụ thể, phân công phân nhiệm rõ ràng các nhóm công việc, định lượng một các phù hợp. Việc lựa chọn tư vấn cũng rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc gì, UBND TP cũng như các sở ngành, quận huyện cần kịp thời phản ánh, lãnh đạo TP luôn đồng hành, vướng ở đâu tháo ở đó. Đoàn ĐB Quốc hội và HĐND TP đều sẽ cộng đồng trách nhiệm.

HẢI LINH

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

Biểu dương, tôn vinh 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu của Thủ đô trong phong trào thi đua yêu nước

(PNTĐ) - Sáng 8/5/2024, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội LHPN Hà Nội và Ban Đại diện Hội người cao tuổi Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2024. Đây là chương trình ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Những thành tựu mà Thủ đô Hà Nội đạt được sau gần 40 năm đổi mới rất to lớn và toàn diện

Những thành tựu mà Thủ đô Hà Nội đạt được sau gần 40 năm đổi mới rất to lớn và toàn diện

(PNTĐ) - Qua gần 40 năm đổi mới, Hà Nội đã thu được những thắng lợi quan trọng. Thủ đô đã vượt qua các thời kỳ khó khăn, liên tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục... của TP Hà Nội đứng đầu cả nước.