Cần thay đổi tư duy “làm thay” cho người dân, doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa

ĐÌNH HIỆP
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 22/11, Đoàn giám sát số 3 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

 Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai báo cáo với Đoàn giám sát, huyện có 282 di tích, trong đó, có di tích quốc gia đặc biệt là quần thể di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương), 16 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 90 di tích xếp hạng cấp thành phố. Huyện có 67 lễ hội truyền thống, 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 60 di sản văn hóa phi vật thể.

Cùng với đó, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như: Hát chèo, múa rối, nghệ thuật cồng chiêng được bảo tồn và phát huy. Đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Mỹ Đức phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như phát triển công nghiệp văn hóa.

Cần thay đổi tư duy “làm thay” cho người dân, doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa - ảnh 1
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại cuộc giám sát

Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Anh Dũng cho biết, việc thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội hơn 2 năm qua được Ban Thường vụ Huyện ủy cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của huyện. Trong đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực. Việc bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống được các cấp, ngành và nhân dân tham gia hưởng ứng.

Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng và hoàn thiện; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; công tác giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện cũng thừa nhận, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội trên địa bàn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phát triển công nghiệp văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Các thiết chế văn hóa ở một số cơ sở có nơi còn gặp khó khăn. Một số công trình di tích đình, chùa chưa được tập trung đầu tư nguồn lực tu bổ, tôn tạo.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo huyện đề nghị thành phố quan tâm, chỉ đạo, sớm phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) theo Quyết định số 380/QĐ-TTG ngày 13/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý di tích và quản lý hoạt động du lịch, tham quan thắng cảnh tại quần thể di tích, thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn theo Thông báo số 20-TB/BCĐ ngày 25/7/2023 của Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội.

Thành phố quan tâm, hỗ trợ ngân sách đầu tư, xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng trường liên cấp và tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo nghị quyết của HĐND thành phố.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong ghi nhận nỗ lực của huyện Mỹ Đức trong cụ thể hóa các nội dung quan trọng trong Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU, thông qua việc ban hành các đề án, kế hoạch, đặc biệt là quan tâm đầu tư cho giáo dục và y tế. Nhờ đó, nhận thức của người dân về vấn đề văn hóa, nguồn nhân lực trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.

Cùng với đó, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa; phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa dày đặc trên địa bàn; đồng thời, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

Thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng, nhận thức của huyện về phát triển công nghiệp văn hóa chưa được chú trọng và cần thay đổi tư duy về vấn đề này. Trong đó, Nghị quyết số 09-NQ/TU nhấn mạnh đến các nhóm lĩnh vực cần ưu tiên phát triển như du lịch văn hóa, ẩm thực… Đây là những lĩnh vực mà huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh cần phải được phát huy hơn nữa thời gian tới.

Cho rằng, văn hóa, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực còn những “điểm nghẽn”, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị huyện tập trung tháo gỡ khó khăn để phát triển những lĩnh vực quan trọng này. Trong đó, cần thay đổi tư duy “làm thay” cho người dân, doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa, bởi khi có sự chung tay của cộng đồng thì văn hóa mới phát triển bền vững.

Với nhiều lợi thế về địa bàn cùng hệ thống các di tích lịch sử văn hóa đa dạng, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị huyện tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng cùng với du lịch tâm linh. Trước mắt, huyện cần xây dựng sản phẩm du lịch mới gắn với danh lam thắng cảnh chùa Hương. Đồng thời, huyện khai thác các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng văn hóa trên địa bàn.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu huyện sớm xây dựng đề án nâng cao nhất lượng nguồn nhân lực, gồm: Cán bộ, công chức, giáo viên… trên địa bàn, để qua đó có hướng bồi dưỡng, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đồng thời, huyện sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU với từng mốc thời gian, nhiệm vụ và phương hướng rõ ràng để thực hiện hiệu quả.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

(PNTĐ) - 8 giờ 30 phút  ngày 18/6, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Sáng tạo - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025. Chương trình được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, trực tiếp tại Hội trường trụ sở Hội LHPN Hà Nội (số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy) và trực tuyến trên Báo Phụ nữ Thủ đô điện tử tại địa chỉ: http://baophunuthudo.vn và fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.
Cần quyết liệt chỉ đạo sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư

Cần quyết liệt chỉ đạo sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư

(PNTĐ) - Tiếp tục kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà đất công dôi dư; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn, đơn giản hóa thủ tục, phân cấp mạnh cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thực hiện.
Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của BRICS: Cơ hội mới trong chiến lược đối ngoại đa phương

Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của BRICS: Cơ hội mới trong chiến lược đối ngoại đa phương

(PNTĐ) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng xác nhận Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Thông báo này được đưa ra sau khi Brazil – Chủ tịch luân phiên BRICS năm 2025 công bố quyết định đưa Việt Nam vào danh sách các nước đối tác của nhóm. Đây được xem là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của Việt Nam.
Chỉ định thầu: Tránh tình trạng nhà thầu không đủ khả năng triển khai sau đó

Chỉ định thầu: Tránh tình trạng nhà thầu không đủ khả năng triển khai sau đó

(PNTĐ) - Thảo luận tại hội trường ngày 7/6, đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc chỉ định thầu, tăng quy mô, kết hợp với thiết kế các điều kiện để gần như là chuyển sang chào hàng cạnh tranh với thủ tục linh hoạt để rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu. Tránh tình trạng chỉ định thầu nhưng sau đó nhà thầu không đủ khả năng triển khai, hoặc chất lượng công trình không đảm bảo.